WITFOR 2009: Đánh giá xu hướng phát triển của CNTT Việt Nam
Sáng nay, ngày 26/08/2009, Diễn đàn Công nghệ Thông tin thế giới WITFOR 2009 đã chính thức khai mạc. Đây là cơ hội để Việt Nam khẳng định cũng như học tập được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích từ những người tâm huyết với lĩnh vực CNTT, từ những người có kinh nghiệm quản lý và tổ chức hành động để chúng ta đưa sự nghiệp phát triển CNTT của Việt Nam lên một tầm cao hơn…
Lý do thứ hai xuất phát từ chính lợi ích của chúng ta. Thông qua diễn đàn này, chúng ta sẽ học tập được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích từ những người tâm huyết với lĩnh vực CNTT, từ những người có kinh nghiệm quản lý và tổ chức hành động để chúng ta đưa sự nghiệp phát triển CNTT của Việt Nam lên một tầm cao hơn.
Cùng với đó, việc tổ chức Diễn đàn CNTT thế giới WITFOR 2009 có hai mục tiêu. Mục tiêu đầu tiên là thông qua diễn đàn này, chúng ta quảng cáo được hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế về một Việt Nam phát triển năng động, thanh bình và về những thành tựu trong lĩnh vực CNTT mà chúng ta đã đạt được cũng như quyết tâm của chúng ta trong lĩnh vực phát triển CNTT, góp phần thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc và kế hoạch hành động của thế giới về vấn đề xã hội thông tin.
Mục tiêu thứ hai chính là thông qua đây chúng ta thúc đẩy phát triển sự nghiệp CNTT của chúng ta mạnh hơn, xứng đáng với tầm vóc, lợi thế của dân tộc và cũng xứng đáng với xu thế vận động của thế giới để làm sao CNTT trở thành nền tảng của mọi sự phát triển của mọi quốc gia và toàn thế giới.
WITFOR 2009 diễn ra đúng thời điểm Bộ Thông tin và Truyền thông vừa hoàn tất và thông qua bản Dự thảo đề án “Tăng tốc sớm đưa Việt Nam thành quốc gia mạnh về Viễn thông và công nghiệp CNTT” và đang trong quá trình chờ Chính phủ phê duyệt. Tất cả những định hướng về phát triển công nghiệp CNTT gần như nằm trọn trong chiến lược tăng tốc này.
Trong chiến lược tăng tốc, CNTT thể hiện 5 nội dung cần phải hành động.
Một là phát triển nhanh hạ tầng băng thông rộng để mà ứng dụng những tiến bộ của CNTT trong đời sống xã hội, trong quản lý nhà nước và trong các hoạt động nhiệm vụ chính trị của đất nước.
Thứ hai, ta phải ứng dụng CNTT trong tổ chức Chính phủ điện tử. Làm thế nào nhờ có CNTT mà sự điều hành của Chính phủ từ Trung ương tới cơ sở suôn sẻ nhất, đạt kết quả tốt nhất và giải quyết công việc cho dân được nhiều nhất.
Thứ ba, chúng ta phải tích cực đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng cho việc phát triển chính phủ điện tử, bắt đầu tư công dân điện tử. Từ đó chúng ta thực hiện các nhiệm vụ trong sự nghiệp phát triển CNTT tốt hơn như đào tạo đại chà, đào tạo mũi nhọn, đào tạo nâng cao. Và đặc biệt là đào tạo một đội ngũ kỹ sư công nghiệp CNTT hùng hậu, xứng đáng với quá trình phát triển sắp tới với tư cách CNTT là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Thứ tư là chúng ta phải tích cực phát triển công nghiệp CNTT, cả phần cứng, phần mềm và nội dung số. Coi đây là kinh tế tri thức, kinh tế thời đại, kinh tế của thế hệ trẻ Việt Nam.
Và điều cuối cúng, Việt Nam mở cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp trên thế giới cùng hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để phát triển. Làm thế nào thông qua đó chúng ta tiếp cận những tiến bộ, những kinh nghiệp quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, kinh nghiệm tổ chức thị trường trên thế giới để có nhiều doanh nghiệp Việt Nam làm chủ thị trường trong nước và vươn ra thế giới, xứng đáng là quốc gia mạnh về CNTT.
Thu Hằng