Cảm biến phát hiện Covid-19 và các biến thể có trong hơi thở, ngay cả khi không có triệu chứng

16:52, 30/07/2021

Đại học RMIT hợp tác với các bên liên quan, trong đó có doanh nghiệp khởi nghiệp y sinh Soterius cùng nghiên cứu cảm biến sinh học có thể xác định được sự hiện diện số lượng cực kì nhỏ virut SARS- CoV-2 và các biến thể.

Cảm biến có khả năng phát hiện Covid-19 ngay tức thì

Cảm biến Soterius Scout có thể phát hiện COVID-19 kể cả người bệnh không xuất hiện triệu chứng, để đưa ra cảnh báo cho mọi người khi bước vào môi trường làm việc.

Cảm biến Soterius Scout có độ tin cậy, chính xác cao và sử dụng phương pháp phát hiện không phá hủy, nó có thể đưa ra kết quả ngay trong 1 phút để tạo tín hiệu cho phép vào làm việc hoặc cảnh báo họ có cần kiểm tra xét nghiệm Covid-19 và tự cách ly hay không.

Hình ảnh cảm biến sinh học Soterius Scout được gắn cố định ở tường văn phòng để phát hiện các mẫu nhỏ Covid-19.

Đồng sáng lập Soterius, Tiến sĩ Alasdair Wood chia sẻ rằng những cảm biến virut hiện nay khá cồng kềnh, tiêu thụ nhiều năng lượng, và chỉ có thể phát hiện duy nhất một loại virut.

“Cảm biến sinh học của chúng tôi nhỏ đến nỗi có thể gắn vào móc khóa cá nhân và dễ sử dụng – bạn chỉ cần quẹt thẻ nhân viên vào đầu đọc ở chốt kiểm dịch”, Wood nói.

“Quan trọng hơn cả là một cảm biến có thể phát hiện tới 8 loại virut, công nghệ của chúng tôi có thể tùy biến để phát hiện những loại biến chủng khác hoặc những loại virut mới ngay khi có sự hiện diện”.

Thử nghiệm đầu tiên được tiến hành tại đại học RMIT, kết hợp với viện Burnet đã tiết lộ rằng cảm biến này có khả năng phát hiện các mẫu cấu trúc protein S với độ chính xác đáng kinh ngạc. Công nghệ này có thể phát hiện COVID-19 thậm chí người bệnh không có triệu chứng.

Phiên bản đầu tiên thử nghiệm thành công hiện đang được phát triển bởi công ty Soterius cùng với đại học RMIT, MIP Diagnostics, viện nghiên cứu Burnet, D+I, Vestech,.. Các nhà phát triển hướng đến thương mại hóa vào đầu năm 2022.

Công nghệ này sẽ được bảo hộ sản xuất ở Úc và trước tiên sẽ được sử dụng tại các bệnh viện, trong tương lai sẽ ứng dụng vào những ngành nghề thiết yếu khác và những nơi tập trung đông người như khu chăm sóc người cao tuổi, khu vực khách sạn dùng để cách ly, cảng hàng không, trường học.


Cảm biến Soterius Scout sử dụng phương páp không phá hủy có thể nhận biết sự hiện diện dù chỉ là số lượng virut SARS-CoV-2 và cho ra kết quả chỉ trong vòng một phút.

Các thử nghiệm cũng cho thấy tiềm năng để cảm biến trở thành thiết bị chẩn đoán các bệnh liên quan đến phổi bán chạy nhất và hiện nó đang được chỉnh sửa để phát hiện thêm cả những loại bệnh khác như influenza, MERS.

Cảm biến được sản xuất nhờ sự hỗ trợ của những nhà nghiên cứu đến từ đại học RMIT với những công nghệ nano tiên tiến nhất.

Trưởng nhóm dự án của đại học RMIT, ông Sharath Sriram nói rằng sự hợp tác sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nghiên cứu sang các sản phẩm công nghệ mới mang tính đột phá.

“Covid-19 sẽ không sớm kết thúc vậy nên chúng ta cần những giải pháp hữu hiệu, thông minh để phát hiện virut và ngăn ngừa những đợt bùng phát dịch bệnh,” Sriam đề cập.

Theo/vnautomate.net