“Không chống lại thiên nhiên” - nguyên tắc cốt lõi để xây dựng một thành phố thông minh

17:50, 30/09/2015

Lời khuyên từ giám đốc điều hành của King Abdullah Economic City về việc xây dựng một thành phố trong tương lai là “không đối đầu với thiên nhiên”.

Fahd Al-Rasheed, Giám đốc điều hành và quản lý nhóm của King Abdullah Economic City (KAEC) phát biểu về thành phố thông minh
Fahd Al-Rasheed, Giám đốc điều hành và quản lý nhóm của King Abdullah Economic City (KAEC) phát biểu về thành phố thông minh

Fahd Al-Rasheed, Giám đốc điều hành và quản lý nhóm của King Abdullah Economic City (KAEC) đang tiến hành xây dựng một thành phố có quy mô của Washington DC cho khoảng hai triệu người dân ở Saudi Arabia. Dự án 10 năm này đã được thiết kế không chỉ giống như một biểu tượng về công nghệ, mà còn hỗ trợ cho sự đa dạng hóa các nguồn thu ngoài dầu mỏ của đất nước.

Trong quá trình xây dựng thành phố, Al-Rasheed đã học được nhiều bài học. Nhưng bài học quan trọng nhất đến từ sự kiện cơn bão Sandy “đổ bộ” vào New York.

Al-Rasheed cho hay, ban đầu, ông muốn áp dụng mô hình KAEC như ở Venice "với rất nhiều kênh rạch," nhưng sau khi nhìn lại, ông thấy điều đó không thân thiện với môi trường. Thêm vào đó, sau khi nhìn thấy những thiệt hại do cơn bão Sandy gây ra, ông quyết định, "Tránh xa những gì liên quan đến nước!"

"Chúng tôi không muốn chống lại thiên nhiên", ông nói. "Chúng tôi muốn làm bạn với thiên nhiên."

Với quyết định không chống lại thiên nhiên, Al-Rasheed cho biết, bài học lớn nhất mà ông đã học được là phải linh hoạt và không tuân thủ quá cứng nhắc các quy hoạch tổng thể. Ông cũng tìm cách áp dụng tốt nhất các ưu điểm từ các thành phố khác trên thế giới và cố gắng thực hiện chúng ở KAEC nếu trong khả năng cho phép.

Phạm vi này bao gồm việc sử dụng công nghệ đồng bộ hóa đèn giao thông để tiết kiệm lượng khí thải phủ trắng các mái nhà nhằm tiết kiệm 10% chi phí năng lượng. Thách thức lớn nhất đối với nỗ lực này, và cũng là thách thức cho bất kỳ đô thị nào là chi phí dành cho công nghệ, nhất là lo ngại của việc công nghệ thay đổi.

Có một thực tế là tiến trình của tốc độ đổi mới có thể biến dự án của các chính phủ trở nên rẻ hơn rất nhiều hoặc công nghệ liên quan trở nên lỗi thời sau một thời gian. Al-Rasheed chia sẻ, một trong những dự án ông từng triển khai có chi phí lên đến 108 triệu USD cách đây tám năm về trước, nhưng bây giờ nó chỉ có giá 5 triệu USD. 

Ngoài các vấn đề trên, còn có các vấn đề công nghệ thành phố thông minh liên quan đến chuyển đổi quyền lực chính trị. "Lợi ích lớn nhất của Internet Vạn vật ở các thành phố là quyền lực được chuyển dịch từ các thị trưởng, chính quyền sang người dân", Al-Rasheed nói.

Fahd Al-Rasheed, Giám đốc điều hành và quản lý nhóm của King Abdullah Economic City (KAEC) đang tiến hành xây dựng một thành phố có quy mô của Washington DC cho khoảng hai triệu người dân ở Saudi Arabia. Dự án 10 năm này đã được thiết kế không chỉ giống như một biểu tượng về công nghệ, mà còn hỗ trợ cho sự đa dạng hóa các nguồn thu ngoài dầu mỏ của đất nước.

Trong quá trình xây dựng thành phố, Al-Rasheed đã học được nhiều bài học. Nhưng bài học quan trọng nhất đến từ sự kiện cơn bão Sandy “đổ bộ” vào New York.

Al-Rasheed cho hay, ban đầu, ông muốn áp dụng mô hình KAEC như ở Venice "với rất nhiều kênh rạch," nhưng sau khi nhìn lại, ông thấy điều đó không thân thiện với môi trường. Thêm vào đó, sau khi nhìn thấy những thiệt hại do cơn bão Sandy gây ra, ông quyết định, "Tránh xa những gì liên quan đến nước!"

"Chúng tôi không muốn chống lại thiên nhiên", ông nói. "Chúng tôi muốn làm bạn với thiên nhiên."

Với quyết định không chống lại thiên nhiên, Al-Rasheed cho biết, bài học lớn nhất mà ông đã học được là phải linh hoạt và không tuân thủ quá cứng nhắc các quy hoạch tổng thể. Ông cũng tìm cách áp dụng tốt nhất các ưu điểm từ các thành phố khác trên thế giới và cố gắng thực hiện chúng ở KAEC nếu trong khả năng cho phép.

Phạm vi này bao gồm việc sử dụng công nghệ đồng bộ hóa đèn giao thông để tiết kiệm lượng khí thải phủ trắng các mái nhà nhằm tiết kiệm 10% chi phí năng lượng. Thách thức lớn nhất đối với nỗ lực này, và cũng là thách thức cho bất kỳ đô thị nào là chi phí dành cho công nghệ, nhất là lo ngại của việc công nghệ thay đổi.

Có một thực tế là tiến trình của tốc độ đổi mới có thể biến dự án của các chính phủ trở nên rẻ hơn rất nhiều hoặc công nghệ liên quan trở nên lỗi thời sau một thời gian. Al-Rasheed chia sẻ, một trong những dự án ông từng triển khai có chi phí lên đến 108 triệu USD cách đây tám năm về trước, nhưng bây giờ nó chỉ có giá 5 triệu USD. 

Ngoài các vấn đề trên, còn có các vấn đề công nghệ thành phố thông minh liên quan đến chuyển đổi quyền lực chính trị. "Lợi ích lớn nhất của Internet Vạn vật ở các thành phố là quyền lực được chuyển dịch từ các thị trưởng, chính quyền sang người dân", Al-Rasheed nói.
TIN LIÊN QUAN