10 cây cảnh trong nhà có nhiều độc tố

08:08, 06/02/2014

Nững cây này được trồng làm cảnh, ít ai hay rằng chúng là những loài cây độc, với dược tính thuộc độc bảng B, thậm chí bảng A – là những cấp nguy hiểm, đã được các nhà khoa học cảnh báo.

1. Cây vạn niên thanh: Có tên khoa học là Dieffenbachia cultivar. Cây có thân mềm, lá xanh đốm trắng, thuộc họ Ráy, dễ trồng. Vì cây đẹp nên được nhiều người trồng làm cảnh, dù không có hoa.

Chất độc trong cây vạn niên thanh chỉ bị phát tác khi nuốt lá, ăn lá, nhai lá. Triệu chứng: Khi nhai lá, ăn lá sẽ gây ra bỏng rát niêm mạc miệng, da. Nếu tiếp xúc với nhựa từ lá có thể gây dị ứng da, bỏng miệng, cứng miệng, nghẹn họng và khó thở. Nếu ăn với số lượng nhiều có thể gây chết người.

 

Cây vạn niên thanh.

2. Xương rồng bát tiên: Đây là cây có bán ở nhiều nơi. Chất độc nằm trong nhựa của cây.

 

Cây (hoa) xương rồng bát tiên.

3. Hoa cẩm tú cầu: Cũng được bán khá nhiều. Lá và củ của cây có chất độc, khi nhai hoặc ăn vào có thể gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.

 

Hoa cẩm tú cầu.

4. Hoa đỗ quyên: Loại hoa này cũng được trồng nhiều, trong đó có giống chứa độc là Rhododendron occidental. Chất độc chứa trong tất cả các bộ phận, gây buồn nôn, chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng.

 

Hoa đỗ quyên.

5. Cây môn kiểng: Loại cây này có tên khoa học là Caladium Hortulanum, khá phổ biến, nhiều người còn để trên bàn làm việc. Chất độc có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày, ruột.

 

Cây môn cảnh (kể cả loại môn cảnh ra hoa đỏ,trắng, vàng,... cũng rất độc).

6. Hoa rum: Lá và củ chứa chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

 

Hoa rum.

7. Cây (hoa) ngoắt nghẻo: Đây là cây có độc ở củ với hạt. Nếu khi ăn vào có thể gây tê lưỡi, mất cảm giác cơ thể, gây hôn mê dẫn đến tử vong.

 

Cây (hoa) ngoắt nghẻo.

8. Hoa thủy tiên: Tên khoa học là Narcissus spp, trong củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải. Hoa thủy tiên cũng được trồng khá nhiều, đặc biệt là nữ giới.

 

Hoa thủy tiên.

9. Hoa thiên điểu: Chất độc nằm trong hoa và hạt, có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt. Độ độc của cây còn bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, cân nặng và sự nhạy cảm của từng người. Hoa này không nhiều, giá khá đắt, tuy nhiên, một số người, kể cả khách sạn cũng mua để trưng vì đẹp.

 

Hoa thiên điểu.

10. Trúc đào: Dọc nhiều tuyến đường, cây trúc đào (có tên khoa học là Nerium oleander) vẫn được trồng. Đây là cây cao khoảng 2 - 6m, có hoa nhỏ mọc thành chùm lớn, hoa đẹp có nhiều màu. Cửa ngõ phía Bắc TP.HCM trước đây cũng từng trồng nhưng được nhiều người khuyến cáo nên đã bỏ mấy năm nay. Tuy nhiên, nhiều thành phố khác vẫn còn, tuyến đường đi Vũng Tàu là điển hình. Chất độc của cây tập trung trong tất cả các bộ phận. Khi ăn phải có thể gây nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, thậm chí gây tử vong. Cây mọc bên hồ, lá rơi xuống nước nhiều làm chết cá. Nguồn nước này tưới cho cây khác cũng có khả năng gây độc, nhưng nhẹ hơn.

Cây (hoa) trúc đào - Độc dược bảng A.

Vì thế, trước khi trồng những loại cây/hoa cảnh này cần cân nhắc kỹ càng. Nếu có trồng trong trong khuôn viên nhà thì chỉ nên đặt ở hành lang, nơi xa khuất, tránh xa tầm với của trẻ em. Đặc biệt, cần có bảng khuyến cáo hoặc viết chú ý đặt cạnh cây để tránh xảy ra bị ngộ độc.

Thanh Trà (sưu tầm)