4 loại filter cơ bản nên có khi chụp ảnh
Việc dùng photoshop để chỉnh sửa ảnh một mặt nào đó cho ra đời nhiều tấm ảnh tuyệt hảo, không tì vết. Nhưng mặt khác, nó đã khiến cho kỹ thuật chụp ảnh "thủ công", đòi hỏi kiến thức, sự tìm tòi, mắt thẩm mỹ gần như đã không còn được đề cao.
- Ống kính “lạ” New Petzval cho ảnh hoài cổ
- Ống kính phóng đại 4 lần cho camera điện thoại
- So sánh 10 bộ ống kính tốt nhất cho iPhone
- Những phụ kiện ống kính tối ưu hóa chụp ảnh cho iPhone
- Đã có ống kính đặc biệt dành cho iPhone
- Cách vệ sinh cơ bản cho ống kính máy ảnh
- Đai smartphone gắn ống kính Easy Macro cho smartphone
Tuy vậy, nếu vẫn mong muốn trở thành một nhiếp ảnh gia chụp đẹp bằng máy ảnh hơn là bằng photoshop, thì bạn nên đọc bài viết về các loại kính lọc (filter) cơ bản này!
1. Kính lọc UV
Còn gọi là kính lọc cản tia cực tím UV (Ultra Violet). Loại tia này không nhận thấy bằng mắt thường nhưng lại có ảnh hưởng đến ánh sáng trong ảnh. Hiện tượng "mù" khi chụp ảnh được hình thành khi tia cực tím phản chiếu bụi trong không khí. Kính lọc UV được thiết kế để loại bỏ hiện tượng này. Máy ảnh số hiện đại có thể tự loại bỏ tia cực tím nên nó không cần đến một chiếc kính lọc UV như máy ảnh thế hệ cũ.
Sự khác biệt khi dùng UV filter có thể nhận thấy rõ nét với tấm hình bên phải
Tuy vậy, rõ ràng để thay một chiếc kính lọc UV thì rẻ hơn nhiều so với việc phải mua hẳn một ống kính mới (đối với dòng máy ảnh số). Hơn nữa, sử dụng kính lọc UV vừa giúp ảnh rõ nét hơn, lại vừa có công dụng như một tấm kính bảo vệ máy ảnh khỏi va đập và trầy xước
2. Kính lọc phân cực CPL
Kính lọc phân cực CPL (viết tắt của Circular Polarizing Filter) là một thiết bị lọc phù hợp với những bức ảnh ngoại cảnh, nhất là vào những ngày nắng. Nó giúp màu trời trong ảnh sâu hơn, đẹp hơn, đồng thời ngăn không cho những tia sáng ở hướng khác đi vào tấm ảnh. Đặc biệt khi muốn chụp hình những đối tượng có độ trong như mặt nước, thủy tinh, sử dụng kính lọc CPL cho hiệu quả tốt, giảm độ "chói". Ai đã từng thử chụp mặt hồ, bể cá... đều có thể thấy hiện tượng chỉ chụp được hình phản chiếu hoặc quầng sáng chói mà không chụp được đối tượng mong muốn. CPL sẽ giúp bạn làm được ước muốn nhỏ nhoi này.
Ảnh chụp không CPL (trái) và có CPL (phải)
Kính lọc CPL sử dụng hiệu quả nhất khi hướng chụp vuông góc với mặt trời. Yên tâm là những hiệu ứng màu sắc của CPL thì khó phần mềm xử lý ảnh nào có thể thay thế được.
CPL thường có một phần cố định gắn chặt vào đầu ống kính, một phần có thể tự xoay để phân cực ánh sáng. Bạn hoàn toàn chủ động điều chỉnh khi xoay CPL quanh ống kính và chọn hiệu ứng tốt nhất cho tấm ảnh của mình. Cần lưu ý xoay theo chiều kim đồng hồ để tránh kính bị rơi khỏi ống.
3. Kính lọc ND
Kính lọc ND (viết tắt của Neutral Density) là một thiết bị giúp giảm sáng toàn phần tự nhiên, cản bớt cường độ ánh sáng làm giảm tốc độ chụp đáng kể ngay cả trong bối cảnh rất sáng, rất chói, chụp mặt trời chẳng hạn.
Có thể thấy hiệu ứng chuyển động của nước khi dùng ND filter ở hình bên phải
Kính lọc ND hữu dụng với để chụp ảnh phong cảnh, dành tặng cho các tín đồ hay di chuyển, du lịch khắp nơi. Sử dụng loại kính lọc này còn giúp bạn tạo hiệu ứng chuyển động mờ (nhòa) cho ảnh, ví như khi chụp dòng chảy của nước, thác nước, chuyển động của một hành khách nhảy khỏi tàu hoặc một đám đông lễ hội rực rỡ sắc màu...
4. Kính lọc GND
Bạn thấy hiệu ứng cua GND filter chứ?
Là một phiên bản tương tự của kính lọc ND nói trên, kính lọc GND (Graduated Neutral Density) cũng có tác dụng làm giảm tốc độ chụp, cản và cân bằng độ sáng. Làm được điều này là do nửa trên của GND giống như một kính lọc ND thông thường, có màu sẫm, giúp cản sáng. Nửa dưới của GND lại giống như một kính lọc UV và không có tác dụng cản sáng. Ví như khi bạn cần chụp bầu trời và mặt đất nhưng muốn độ sáng không bị đối chọi quá, thì GND sẽ giúp bạn cân bằng độ sáng gần như nhau, giúp bầu trời không sáng quá, còn phần mặt đất tối sẽ trở nên rõ nét hơn. Ứng dụng này cũng thường được dùng khi các nhiếp ảnh gia chụp đường chân trời, vị trí có độ tương phản về độ sáng khá cao.
Mai Hoa (Theo Womanitely)