6 điều có thể bạn không biết về Android
Hệ điều hành Android chính thức xuất hiện vào tháng 9/2008 cùng với chiếc smartphone T-Mobile G1/HTC Dream. Như vậy, tính đến thời điểm này Android đã ra mắt được hơn 6 năm, nhưng tại thời điểm đó ít ai nghĩ rằng Android sẽ trở thành nền tảng smartphone hàng đầu thế giới.
- Để phóng lớn màn hình hiển thị trên điện thoại Android
- LG G Watch R là đồng hồ thông minh Android đắt nhất?
- Tự động khóa và mở màn hình điện thoại Android với Pocket Lock
- Trải nghiệm Messenger của Android 5.0 trên Android 4.4 KitKat
- Google Earth trên Android nâng cấp hiển thị hình ảnh 3D
- Android 5.0 Lollipop sẽ chính thức ra mắt vào ngày 3/11?
Mặc dù Android là hệ điều hành điện thoại di động được sử dụng nhiều nhất trên thế giới nhưng còn nhiều điều mà hầu hết mọi người không biết về nó.
1. Hệ điều hành cho máy ảnh số
Google mua lại Android vào năm 2005, vào thời điểm đó nền tảng này được Andy Rubin giới thiệu là một "giải pháp mã nguồn mở cho các thiết bị cầm tay". Nhưng một năm trước đó, Rubin đã phát triển Android như một hệ điều hành cho máy ảnh số. Tuy nhiên, ông nhận ra rằng điện thoại thông minh mới là tương lai của nền tảng này mà không phải là máy ảnh số và đã điều chỉnh để hệ điều hành này phát triển phù hợp hơn.
Mặc dù vậy, đến nay Android không chỉ phát triển mạnh trên điện thoại thông minh mà đã bắt đầu phát triển theo hướng lấn dần sang thị trường máy ảnh số. Có một số máy ảnh số đã phát triển dựa trên nền tảng này, như Samsung Galaxy NX.
2. Đối thủ không nghĩ Android là mối đe dọa
Vào năm 2007, khi Google và các đối tác thành lập Open Handset Alliance – OHA (Đây là nhóm các công ty cam kết làm việc cho nền tảng Android và không liên quan tới các nền tảng đối thủ) chính thức công bố Android là hệ điều hành di động mã nguồn mở dựa trên Linux. Thời điểm đó, cả Symbian, BlackBerry, Palm và Windows Mobile đều đã là những ông lớn của ngành công nghiệp di động, trong khi Apple vừa mới cho ra mắt chiếc iPhone đầu tiên.
Hầu hết những "ông lớn" đều không tin hệ điều hành Android sẽ làm nên chuyện. Một phát ngôn viên của Nokia lúc đó còn cho biết, công ty không thấy Android "như là một mối đe dọa", kể cả Microsoft lúc đó với nền tảng Windows Mobile phát triển mạnh vào thời điểm đó cũng có ý "dè chừng" nền tảng Android.
3. Hệ điều hành phát triển nhanh nhất thế giới
Theo số liệu cho thấy trong năm 2013, Android đạt 1 tỷ người sử dụng tích cực trong khoảng thời gian chỉ 5 năm. Cho đến nay, đây là hệ điều hành phát triển nhanh nhất.
Thực tế, Android được coi là “sản phẩm” phát triển nhanh nhất của thế giới công nghệ. Con số này càng ấn tượng hơn khi so sánh với việc Apple mất gần 6 năm để đạt được 700 triệu người sử dụng iOS, trong khi Symbian đạt 450 triệu người sử dụng trong 11 năm (con số này đã giảm mạnh đáng kể ở thời điểm hiện tại).
4. Nền tảng tương thích với nhiều thiết bị và đa dạng nhất
Mặc dù điện thoại thông minh và máy tính bảng là những đại diện cho phần lớn các thiết bị Android, nhưng hệ điều hành này còn có thể chạy trên nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm cả những sản phẩm có hoặc không có màn hình hiển thị như: Smartwatch, TV, máy ảnh số (như chúng ta đã thấy trước đó), đồ gia dụng, kính thông minh, hệ thống giải trí , máy chơi game, ô tô…
5. Bất cứ ai cũng có thể tự do phát triển Android
Không giống như trên nền tảng iOS, nơi mà người dùng phải trả 99 USD mỗi năm để trở thành nhà phát triển. Trong khi với Android, các nhà phát triển ứng dụng và game lại không mất bất kỳ chi phí nào. Tuy nhiên, nếu muốn xuất bản nội dung lên Google Play Store người dùng chỉ phải trả một lần lệ phí đăng ký là 25 USD.
6. Câu chuyện về logo của Robot Android
Robot Android mang tính biểu tượng đã được giới thiệu vào năm 2007, tác giả của nó là bà Irina Blok, một người Nga và là nhà thiết kế của Google, hiện không còn làm việc tại Google. Nhiệm vụ của bà và đội ngũ thiết kế lúc đó là tạo ra một logo sao cho đơn giản và dễ nhớ.
Nhưng điều ít ai ngờ tới là ý tưởng cho logo của Android mà Irina Blok tìm được lại bắt nguồn từ biểu tượng người đàn ông và phụ nữ trên cửa nhà vệ sinh công cộng. Điều thú vị là trong khi rất nhiều công ty khác dành nhiều tiền cho những phi vụ bảo vệ hình ảnh độc quyền thì Google lại làm ngược lại. Họ cho phép bất cứ ai cũng có thể sử dụng và sửa đổi logo Android theo ý mình, tất nhiên là phải tuân theo các điều khoản của giấy phép Creative Commons Attribution 3.0.
Hoàng Hải (theo phonearena.com )