81% các phần mềm trên máy tính cá nhân tại Việt Nam là không phép
Ngày 3/7/2014, Liên minh Phần mềm (BSA) cho biết, những mối đe dọa về an ninh là lý do hàng đầu khiến người sử dụng từ chối dùng phần mềm không có giấy phép.
- IDG dính kiện tụng liên quan đến vi phạm bản quyền
- Vi phạm bản quyền phần mềm có thể bị phạt hàng trăm triệu đồng?
- Đánh giá vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam: Thiếu sở cứ thuyết phục
- Việt Nam không còn thuộc TOP 10 nước vi phạm bản quyền phần mềm
- Chống vi phạm BQPM: Thêm một “hồi chuông” được gióng lên
Những nguy cơ lớn nhất là nguy cơ mất dữ liệu, tiếp đến là nguy cơ thông tin bị tin tặc truy cập trái phép. Tuy vậy, trong năm 2013, có tới 81% các phần mềm được cài đặt trên các máy tính cá nhân tại Việt Nam là không có giấy phép. Đây là một số kết quả mà Điều tra Phần mềm Toàn cầu của BSA mới công bố gần đây, nhấn mạnh sự cần thiết phải có một hệ thống quản lý phần mềm hiệu quả, đặc biệt là trong các môi trường kinh doanh.
Điều tra Phần mềm Toàn cầu BSA được Tâp đoàn Dữ liệu quốc tế IDC tiến hành hai năm một lần cho BSA. Điều tra năm nay đã tiến hành lấy ý kiến người sử dụng máy tính tại 34 thị trường, thực hiện trên gần 22.000 đối tượng người dùng, người sử dụng máy tính tại các doanh nghiệp và hơn 2.000 nhà quản lý CNTT.
Vào cuối năm 2013, vụ việc công ty Microsoft và Lạc Việt kiện công ty TNHH Gold Long John Đồng Nai ra tòa do sử dụng trái phép phần mềm của hai doanh nghiệp này. Đây là vụ kiện ra tòa đầu tiên để xử lý vi phạm trong lĩnh vực bản quyền phần mềm. Chỉ hai tháng sau, vụ kiện đã khép lại khi Công ty Gold Long John đã chấp thuận xin lỗi công khai và đền bù 100% giá trị phần mềm vi phạm cho chủ sở hữu. Sau 9 năm xử lý hành chính, vụ việc này khẳng định hệ thống pháp luật Việt Nam đã sẵn sàng cho việc xử lý vi phạm bản quyền phần mềm nghiêm khắc hơn.
Hoá An