Chuẩn xanh trên SmartPhone và Tablet - Vấn đề còn nan giải

11:15, 28/08/2012

Khi mà thuật ngữ "carbon footprint" không có ý nghĩa với bất kỳ điều gì trong một vài năm trước đây thì hiện nay mọi người đã dần có ý thức về trách nhiệm của mình đối với lượng khí CO2 thải ra môi trường.
 
 

Mục đích của hoạt động hướng đến các sản phẩm thân thiện môi trường và xanh chính là ngăn chặn hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và xác địch cách thức tái chế, giảm thiểu chất thải và hành xử một cách có ý nghĩa đối với hành tinh và loài người trong tương lai.
 
Xu hướng mua hàng xem xét và lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc tiêu chuẩn xanh lá cây cũng đang được quan tâm bởi các sản phẩm này thường rẻ hơn do sử dụng các nguyên liệu tái chế.
 
Trên blog của NYTimes, thành viên Dara O'Rourke chỉ ra rằng chúng ta đang có một chặng đường dài để đi, và người dùng mua hàng đang bắt đầu có ý thích về môi trường. Các hội chợ thương mại, sản phẩm không độc hại, tiết kiệm năng lượng,... là sự minh chứng cho ý thức bảo vệ môi trường của người dùng.
 
Lợi nhuận vẫn được đưa lên hàng đầu
 
Phần lớn các smartphone và tablet được sản xuất từ khu vực Viễn Đông với mục đích tiết kiệm chi phí sản xuất, lao động giá rẻ và hiệu quả sản xuất cao. Người lao động tại Trung Quốc sẽ chấp nhận mức lương thấp và điều kiện làm việc thiếu thốn (bởi họ không có quá nhiều sự lựa chọn trong vấn đề này). Khai thác mỏ nguyên liệu và quá trình sản xuất sử dụng một lượng lớn năng lượng, và hầu hết được sản xuất bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch. Rõ ràng vấn đề lợi nhuận luôn được đặt trên hết.
 
Một số thành công trong phong trào xanh được dựa trên ý tưởng rằng các công ty sẽ chỉ thay đổi cách sống của họ nếu họ có thể tạo ra lợi nhuận từ việc hướng đến chuẩn "green consumer". Đây là tiêu chuẩn phục vụ nhu cầu cho các sản phẩm, đạo đức và thân thiện với môi trường.
 
Tuy nhiên nhiều công ty đã lựa chọn theo hướng đi khác khi họ cảm thấy khó khăn về cách thức tiếp cận của người dùng với các sản phẩm xanh, chẳng hạn các vụ bê bối liên quan đến điều kiện làm việc ở Foxconn (một nhà cung cấp sản phẩm Apple), hay công ty điện tử HEG Electronics (nhà cung cấp sản phẩm cho Samsung, Motorola và LG) sử dụng lao động là trẻ em. Còn với Apple, mặc dù đã quay trở lại với tiêu chuẩn EPEAT nhưng rõ ràng việc từng có ý định rút khỏi tiêu chuẩn này cho thấy Quả táo đang thực sự hướng về lợi nhuận hơn là một tiêu chuẩn công nghệ xanh.
 
Chuẩn "xanh" dành cho smartphone và tablet
 
Một phần của vấn đề với việc xác định sản phẩm xanh liên quan đến rất nhiều các yếu tố khác nhau, bao gồm chi phí nhân lực, nguồn lực sử dụng, quá trình sản xuất, đóng gói và thậm chí là cả kế hoạch tái chế sau này. Sau đó, vấn đề năng lượng sử dụng cần thiết để chạy sản phẩm và sạc pin cũng sẽ được đưa ra.
 
Các công ty đang nhận thức được tốt hơn đến vấn đề môi trường bằng cách sử dụng vật liệu tái chế trong việc đóng gói các sảm phẩm tablet và smartphone. Các kỹ thuật sản xuất được sắp xếp một cách hợp lý hơn. Một số hãng thậm chí còn xem xét làm thế nào để tạo ra các sản phẩm xanh. Gần đây một báo cáo được đưa ra bởi BBC cho biết các công ty di động ở Ấn Độ bắt đầu lựa chọn năng lượng xanh để vận hành các nhà máy của mình.
 
Ở Anh, nhà cung cấp dịch vụ O2 đã thông qua một hệ thống đánh giá sinh thái, trong đó cung cấp mỗi điện thoại một số điểm chấm nhất định về chuẩn xanh được đưa ra bởi một tổ chức độc lập. Đáng buồn là Apple đã từ chối tham gia vào chương trình này. Tại Mỹ, nhà mạng AT&T cũng đã tung ra một hệ thống đánh giá sinh thái cho điện thoại của họ. Một lần nữa iPhone không được xuất hiện trên bảng xếp hạng, và thiết bị giành được phần thắng chính là Samsung Galaxy Exhilarate.
 
Hiện nay 3 công ty công nghệ thực sự quan tâm đến công nghệ xanh chính là HP, Dell và Nokia nếu xét về nhiều yếu tố khác nhau trong toàn bộ hoạt động của công ty chứ không tính riêng các thiết bị di động. Đó chính là lý do tại sao Sony là một nhà sản xuất thấp kém thứ 10 nhưng vẫn sản xuất các sản phẩm điện thoại di động thân thiện với môi trường.
 
Những smartphone và tablet “xanh” trên thị trường
 
Smartphone hiện nay đứng đầu trong bảng xếp hạng đạt tiêu chuẩn xanh của châu Âu theo EISA chính là Sony Xperia P tự hào về khả năng sử dụng năng lượng hiệu quả và vật liệu tái chế. Năm ngoái vị trí này cũng thuộc về thiết bị của Sony là Xperia Mini.
 

Ở AT&T, Samsung Galaxy Exhilarate chính là sản phẩm được ca ngợi, trong khi Sprint có thành viên LG Viper. Nokia có lịch sử tốt đẹp với các sản phẩm thân thiện môi trường, và Nokia 808 PureView cùng nhiều thành viên Asha và Lumia chạy Windows Phone đều xếp hạng sinh thái tốt. Về vật liệu, iPhone cũng đạt chuẩn xanh.
 
Khi nói đến tablet, đáng buồn là những khái niệm như ecoPad mới chỉ xuất hiện ở giấy vở mà chưa áp dụng thực tế. Dù iPad tránh sử dụng các vật liệu tổn hại môi trường nhưng vấn đề với quá trình sản xuất chính là lý do khiến sản phẩm không thể đạt chuẩn xanh. Có vẻ như không có bất kỳ tablet nào trên thị trường được bán với chuẩn xanh ngay trong thời điểm hiện tại, hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ thấy nhiều hơn các sản phẩm đáp ứng chuẩn này.
 
 

Bạch Đằng