Còn ít người dùng Việt Nam sử dụng IPv6 so với thế giới
So với mức trung bình 10,41% của thế giới, tỷ lệ người dùng địa chỉ Internet IPv6 tại Việt Nam còn thấp, chỉ đạt 0,03%, Trung tâm Internet Việt Nam cho biết.
- Sinh nhật thứ 20 của IPv6 – người hùng giải cứu mạng Internet?
- VNPT, Viettel cam kết đảm bảo đúng lộ trình triển khai IPv6
- Đào tạo triển khai IPV6 cho các nhà quản lý
- Mục tiêu tăng trưởng về lưu lượng và người sử dụng IPv6 năm 2015
- Cơ sở hạ tầng đã sẵn sàng lưu lượng IPv6 tại Việt Nam vẫn thấp, vì sao?
- Bạn đã sử dụng IPv6 chưa và có nên quan tâm đến nó?
- IPv6 giúp tăng tốc thiết bị di động và kéo dài thời lượng sử dụng pin
- IPv4 và IPv6 có gì khác nhau ?
- Dán nhãn cho hàng loạt file ảnh, phim và hơn thế nữa
Sáng nay (6/5), tại Hội thảo “Hành động quốc gia về IPv6 – Chung tay cung cấp dịch vụ IPv6 tới người sử dụng”, đại diện Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC – Bộ Thông tin và Truyền thông) đã báo cáo cho biết, không những có tỷ lệ người dùng thấp mà lưu lượng thực tế của IPv6 cũng không đáng kể.
Trước đó, vào năm 2008, nhận ra nguy cơ cạn kiệt nguồn địa chỉ IPv4, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành chỉ thị chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển internet trong tương lai.
Hiện tại, mức độ triển khai IPv6 mới chỉ được áp dụng chủ yếu từ các nhà mạng và các nhà cung cấp dịch vụ internet, chưa đồng đều ở các doanh nghiệp, thậm chí còn chậm hơn so với giai đoạn II Kế hoạch quốc gia về IPv6 bao gồm doanh nghiệp cung cấp nội dung, báo điện tử, doanh nghiệp cung cấp tên miền…
Trước hiện trạng này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm bày tỏ: “Hiện nay, xu hướng công nghệ Internet của vạn vật (IoT) đã trở thành hiện thực và sẽ sớm phát triển bùng nổ tại Việt Nam, khi đó nhu cầu sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6 sẽ ngày càng bức thiết.”
Do đó, để ứng phó kịp thời nhu cầu internet của Việt Nam trong tương lai, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cho thành lập Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 Quốc gia. Trách nhiệm của Ban công tác là phải tạo dựng được một hệ sinh thái bền vững giữa nhà cung cấp dịch vụ internet và nhà cung cấp ứng dụng CNTT sử dụng IPv6.
Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp cùng Ban công tác rà soát lại toàn bộ cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ cho việc phát triển các dịch vụ trên nền IPv6.
Thiện Hoàn