Cuộc chiến chống IS: Chờ “bóp cò”!
Hè 2014, từ một cái tên xa lạ, Nhà nước Hồi giáo (IS) bỗng trở thành kẻ thù đáng sợ nhất của nhiều nước, thậm chí của cả nhân loại như lời Tổng thống Mỹ tuyên bố.
- Phiến quân IS là “tổ chức khủng bố giàu nhất lịch sử”
- Mỹ tuyên bố “không đội trời chung” với IS
- Tổ chức IS sát hại dã man nhà báo thứ hai
- TQ mạnh tay với các nhóm khủng bố ở Tân Cương
- Trung Quốc thưởng 48 triệu USD cho việc tìm bắt khủng bố
- Đánh bom khủng bố liên tiếp, trên 100 người chết
- Phiến quân tiếp tục giành chiến thắng trên chiến trường Iraq
- Bất lực trước phiến quân, Iraq đề nghị Mỹ không kích
- Những sản phẩm số tiêu biểu năm 2007
Vốn là một nhóm phiến quân, nay IS đã trở thành một Nhà nước Hồi giáo thực thụ, giàu có, man rợ, hùng mạnh và đang tăng trưởng rất nhanh. Quân số của IS đang gia tăng đến mức CIA của Mỹ phải hoang mang. Hiện, IS đã có 5 vạn quân ở Syria, 1 vạn quân ở Iraq và hàng ngàn chiến binh nước ngoài đa sắc tộc.
Phiến quân IS chuẩn bị xả súng hành quyết hàng loạt lính Iraq.
Cùng đó, IS được trang bị cả vũ khí hạng nặng, bao gồm cả xe bọc thép, xe tăng... Và họ tư tin tuyên bố là tổ chức Hồi giáo hùng mạnh nhất, toàn năng nhất, thậm chí tổ chức khủng bố Al-Qaeda, từng gây “bão táp” một thời, trong con mắt của IS cũng chỉ là một “tổ chức nghiệp dư và manh mún”.
IS đã tuyên chiến với Mỹ, Anh, Nga,…
Sau khi tung 2 đoạn video chặt đầu hai nhà báo Mỹ, tổ chức IS tự xưng tiếp tục tung ra video chặt đầu con tin người Anh hôm 13/9. Nạn nhân lần này là David Haines - một người Scotland 44 tuổi, bị bắt cóc năm 2013 khi đang làm việc cho tổ chức cứu trợ quốc tế ACTED, trang NLĐO cho biết.
Trong đoạn video có tựa “Một thông điệp gửi đến đồng minh của Mỹ”, một tay súng bịt mặt tuyên bố: “Người đàn ông này sẽ phải trả giá cho việc Thủ tướng Anh David Cameron cam kết hỗ trợ Peshmerga - lực lượng dân quân người Kurd - chống lại IS”.
Kết thúc đoạn video, một con tin khác xuất hiện, được xác định là công dân người Anh Alan Henning. Kẻ bịt mặt cho hay người này sẽ bị hành quyết tiếp theo nếu Thủ tướng Cameron tiếp tục ủng hộ cuộc chiến chống lại IS.
Với Nga tổ chức này cũng “không tha”. Tổ chức cực đoan IS cũng đã công bố một đoạn video đe dọa Tổng thống Nga Vladimir Putin và cảnh báo sẽ gây chiến tranh tại vùng Bắc Caucasus của nước này – trang TTO cho biết.
Theo đó, hôm 3/9, Đài truyền hình Al Arabiya có trụ sở tại UAE công bố một đoạn video cho thấy sân bay đang bị IS chiếm giữ ở tỉnh Raqqa (Syria), nhật báo The Moscow Times cho biết. Trong video, một tay súng IS ngồi trong một chiến đấu cơ đã có lời nhắn nhủ gửi đến ông Putin: “Đây là tin nhắn cho ngươi, Vladimir Putin! Đây là những chiếc máy bay ngươi đã gửi cho Bashar (Tổng thống Syria Bashar al-Assad) và giờ chúng tao sẽ gửi trả lại cho ngươi. Hãy nhớ nhé”.
“Được sự chấp thuận của Thánh Allah, bọn tao sẽ giải phóng Chechnya và toàn vùng Caucasus. Nhà nước Hồi giáo đang ở đây và sẽ ngự tại đây, cũng như sẽ mở rộng nhờ hồng ân của Allah”, một chiến binh IS khác tuyên bố trong đoạn video, vốn đã được đăng tải trên YouTube với phụ đề tiếng Nga.
Cuộc chiến chống IS của Mỹ: Mới chỉ là “nói mồm”
Trước hết là Mỹ, từng tuyên bố hết sức hùng hồn rằng sẽ quyết chiến với khủng bố IS, sẽ “đuổi cùng diệt tận” tổ chức này nhưng cho tới nay, họ đã làm những gì?
Để rõ hơn, xin “liệt kê” những người bạn của Mỹ, gồm: Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Đan Mạch, Đức, Anh, Ireland, Luxembourg, Thụy Sĩ, Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Na Uy, Phần Lan, Estonia, Ba Lan, Hungary, Albania, Thổ Nhĩ Kỳ, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Kuwait, Arab Saudi. Cùng đó là các quốc gia được Mỹ đề nghị hỗ trợ, ít nhất là mượn đường hoặc căn cứ quân sự gồm Liban, Ai Cập, Jordan, Bahrain, Quatar, Oman. Nói chung, đồng minh của Mỹ rất nhiều và người Mỹ muốn và đã thực sự biến “cuộc chiến chống khủng bố” này trở thành quy mô toàn cầu.
Dù đã tuyên chiến, nhưng Mỹ lại muốn “người Trung Đông đổ máu” (thay họ) chứ không phải là người Mỹ, đó mới là vấn đề của “cuộc chiến chống IS” hiện thời.
Nhìn lại những cuộc chiến của Mỹ ở Trung Đông trước đó, như chống khủng bố nhằm vào tổ chức Al-Qaeda tại Afghanishtan, hay khi liên quân Mỹ đơn phương tấn công tiêu diệt chính quyền Saddam Hussein của Iraq; họ đã tham chiến với quy mô tổng lực của cả hải lục không quân. Và các quốc gia đồng minh với Mỹ cũng tích cực trợ chiến với lực lượng quân sự của mình.
Tuy nhiên, trong cuộc chiến lần này, Tổng thống Obama đã nói không với điều động lục quân. Tất cả những gì nước Mỹ hay liên minh của họ sẽ làm là do thám, không kích và hỗ trợ cho nhà nước Iraq hay lực lượng đối lập tại Syria để chống khủng bố IS. Vậy là nước Mỹ đang tuyên chiến, nhưng binh lính của họ không tham chiến. Nước Mỹ thề đuổi cùng giết tận Hồi giáo IS, nhưng người đổ máu trên chiến trường không phải người Mỹ mà là những người bản địa. Bản thân hình thái phát động chiến tranh này của nước Mỹ đã cho người ta một dấu hỏi: Thực sự quyết tâm của Washington đến đâu?
Pháp: Hứa cho không kích ở Iraq
Sau khi từ chối tham gia cuộc chiến ở Iraq cùng với Mỹ và Anh được 11 năm, sáng qua 15/9, Pháp đã tổ chức Hội nghị quốc tế về hòa bình và an ninh ở Iraq, tại Bộ Ngoại giao Pháp ở Paris. Hội nghị được tổ chức theo sáng kiến của Tổng thống Pháp François Hollande và Tổng thống Iraq Fuad Masum.
Tổng thống Pháp François Hollande (trái) đón tiếp Tổng thống Iraq Fuad Masum tham dự hội nghị Paris ngày 15/9.
Để đạt được mục tiêu đó, các nước cam kết ủng hộ Iraq bằng mọi phương tiện cần thiết, kể cả viện trợ quân sự, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và bảo đảm an ninh cho thường dân.
Trong chuyến công du Iraq cuối tuần trước, Tổng thống Pháp François Hollande đã đưa ra đề nghị và chính phủ Iraq đã bật đèn xanh cho phép máy bay chiến đấu của Pháp hoạt động trên không phận Iraq.
Về Hội nghị này, báo Le Monde (Pháp) dẫn lời các chuyên gia nhận định: Gọi là Hội nghị về hòa bình và an ninh ở Iraq nhưng thực chất đây là hội nghị chuẩn bị chiến tranh chống Nhà nước Hồi giáo (IS).
Anh: Cũng chỉ mới ở mức “hô hào”
Nguồn tin của các nhà ngoại giao phương Tây cho biết, ông David Cameron đã “sẵn sàng có những hành động đáp trả cần thiết” để đối phó với Nhà Nước Hồi Giáo tự xưng (IS). Trong khi đó, một số quốc gia Ả Rập cũng đã đề nghị được tham gia liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu.
Tại một Hội nghị, ông Cameron phát biểu: “Chúng tôi là một dân tộc yêu hòa bình, chúng tôi không thích chiến tranh. Nhưng cũng cần phải hiểu rằng, đây (IS) là mối đe dọa cho công dân Anh cũng như những đồng minh của vương Quốc Anh. Chúng ta không thể tiếp tục làm lơ trước hiểm họa này nữa, nếu muốn giữ cho thế giới này an toàn, chúng ta phải đối mặt với nó”.
Phát biểu của ông Cameron đang mở ra triển vọng về một hành động quân sự của Anh chống lại Nhà Nước Hồi Giáo tự xưng (IS), và nó càng gần hơn khi ông Cameron lên án vụ IS hành quyết nhân viên cứu trợ người Anh David Haines hôm Chủ Nhật.
Tuy nhiên, theo các nhà bình luận, Thủ tướng Anh David Cameron sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nếu muốn đưa qân đội Anh trở lại Trung Đông.
Úc: Điều máy bay và 600 quân nhân để tiêu diệt IS
Hãng tin ABC News dẫn lời Thủ tướng Australia Tony Abbott ngày 14/9, Australia đã điều máy bay chiến đấu và 600 quân nhân tới Các Tiểu Vương quốc Ả-Rập Thống nhất để giúp tiêu diệt các chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) sau khi Australia nhận được “sự yêu cầu đặc biệt” của chính phủ Mỹ trong việc đóng góp lực lượng cho các chiến dịch quân sự tại vùng Trung Đông.
“Chúng ta sẽ thực hiện hành động tương xứng và thận trọng để bảo vệ đất nước chúng ta cũng như bảo vệ thế giới trước một mối đe dọa khủng bố chưa có tiền lệ”, ông Abbott khẳng định.
Theo tuyên bố trên của ông Abbott, Australia sẽ triển khai tới 8 chiến đấu cơ Super Hornet, một máy bay cảnh báo sớm, một máy bay tiếp nhiên liệu trên không, 400 binh lính hỗ trợ triển khai trên không và 200 sỹ quan hoạt động với vai trò “cố vấn quân sự”.
Đức: Điều binh sỹ tới Iraq
Trong một diễn biến liên quan khác, quân đội Đức cũng tuyên bố nước này sẽ điều động khoảng 40 binh sỹ tới miền Bắc Iraq, để huấn luyện cho các tay súng người Kurd đang chiến đấu chống lại nhóm Hồi giáo cực đoan nhà nước Hồi giáo (IS). Các đơn vị lính bổ sung sẽ được triển khai tạm thời tới khu vực của người Kurd tại Iraq, và khoảng 30 binh sỹ người Kurd sẽ được sang Đức để trao đổi.
Số vũ khí đầu tiên của Đức, bao gồm tên lửa chống tăng và súng máy sẽ đến miền Bắc Iraq vào 24/9 tới, và rất nhanh sau đó, các sỹ quan huấn luyện quân đội Đức sẽ có mặt, người phát ngôn của Bộ quốc phòng Đức khẳng định.
Trước đó, hồi đầu tháng 9, thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, ước tính có khoảng 400 người Đức đã tới Iraq và Syria để đầu quân cho những phần tử Hồi giáo, những kẻ đang đe dọa sự ổn định trong khu vực.
“Chúng ta phải lo ngại rằng một ngày nào đó những phần tử đó sẽ quay trở về”, và thực hiện các cuộc tấn công tại các thành phố của châu Âu, bà Merkel phát biểu trước quốc hội hồi đầu tháng.
Thanh Trà (tổng hợp)