“Đại gia công nghệ” nào có nguy cơ lụi tàn trong năm 2016?

00:00, 30/11/-0001

Trái ngược tâm trạng háo hức của các đại gia “sức dài vai rộng”, các ông lớn đình đám một thời như Yahoo, HTC, BlackBerry lại lo lắng khi bắt đầu năm 2016.

deche0

Trước khi đến với những dự báo ảm đạm và buồn bã, người yêu công nghệ hãy nhìn vào thị trường theo hướng tích cực. Đó là tăng trưởng vũ bão của các hãng di động đến từ Trung Quốc như Huawei, Xiaomi, Lenovo… khi các hãng này vẫn tiếp tục nắm giữ các vị thế đáng ngưỡng mộ trên bảng xếp hạng doanh số bán điện thoại thông minh toàn cầu trong Q3/2015 của Gartner, Huawei nắm giữ vị trí thứ 3, Lenovo thứ 4, và Xiaomi xếp hạng thứ 5 chỉ sau Samsung và Apple.
 
Bảng thống kê của Gartner và doanh số bán smartphone toàn cầu trong quý 3 năm 2015
Bảng thống kê của Gartner và doanh số bán smartphone toàn cầu trong quý 3 năm 2015


Chưa hết, hệ điều hành Android được cải tiến nhiều hơn để hoạt động bảo mật được tốt hơn và hạn chế phân mảnh. iPhone của Apple ngày càng hoàn thiện hơn về tính năng lẫn hình thức như màn hình OLED, RAM 4 GB, pin 3.000mAh, camera chính 20 MP và có hỗ trợ thẻ nhớ.

Tuy nhiên, sau thực tại tích cực, câu chuyện buồn nhất có thể là sự tháo chạy của Yahoo, HTC hay BlackBerry…, theo nhận định của Adrian Diaconescu, biên tập viên của trang công nghệ Pocket Now khi đưa ra dự đoán công nghệ năm 2016.

Câu chuyện Yahoo

Thay vì lên kế hoạch cho những bước đi phát triển xa hơn, Yahoo hiện đang phải xoay sở mọi cách để tồn tại trên thị trường khốc liệt.

Tiếp quản Yahoo với vai trò giám đốc điều hành vào năm 2012, cựu chuyên viên cấp cao của Google – bà Marissa Mayer mang lại kỳ vọng to lớn về một tương lai tươi sáng hơn cho Yahoo. Nhưng đến hôm nay, mọi kỳ vọng đều sụp đổ và đi ngược lại với kết quả báo cáo kinh doanh của tập đoàn.

Yahoo đang tụt dốc không phanh, bằng chứng là vào ngày 14/12, cổ phiếu Yahoo (YHOO) giảm xuống 1%, góp phần đưa mức tụt giảm xuống tới 35% trong năm 2015.

 
Deche Yahoo


Nhìn vào bảng doanh thu của Yahoo, sau khi trừ chi phí bất thường (tái cơ cấu, cắt giảm nhân sự, đóng cửa một số bộ phận, công ty con…) và chưa tính đến khoản thu nhập từ vốn đầu tư vào Alibaba, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, Yahoo đang thua lỗ nặng trong mảng kinh doanh Internet.
 
deche Yahoo1


Không dừng lại ở đó, các lãnh đạo cấp cao của Yahoo liên tục “vào – ra” làm tình hình quản trị của công ty gặp khá nhiều bất ổn, nhiều bộ phận phụ trách sản phẩm dịch vụ chủ đạo cũng bị bán đi.  Một số ý kiến chuyên gia cho rằng Yahoo nên cân nhắc tới việc bán lại cho Microsoft và cộng tác với Bing thay vì vẫn “ngoan cố” chống chọi để “chết dần chết mòn” rồi bị đi vào quên lãng.

Câu chuyện HTC

Trong hai năm liên tiếp từ 2013 – 2014, HTC liên tiếp được đưa vào danh sách “đen” với lý do 6 nhân sự của HTC, bao gồm cả Thomas Chien, cựu Phó Giám đốc thiết kế bị truy tố với cáo buộc hối lộ, gian lận và đánh cắp bí mật kinh doanh. Tình hình còn trầm trọng hơn, khi hãng này quyết định tái định hình lại hoạt động kinh doanh của công ty theo hướng là nhà máy sản xuất thiết bị công nghệ hiện thực ảo (thay vì smartphone) từ năm 2015 trở đi.

Theo kế hoạch mới, HTC One M9 ra đời hứa hẹn tình hình khả quan hơn; nhưng đáng tiếc, thay vì được đánh giá cao, sản phẩm này lại mắc lỗi nóng máy và đã tạo nên một làn sóng chỉ trích dữ dội từ các chuyên gia. Kết quả, một nửa giá trị cổ phiếu của công ty “không cánh mà bay” chỉ trong vòng 3 tháng.

Sau sai lầm mang tên HTC One M9, Ban Quản trị HTC lại một lần nữa quyết định chuyển đổi, và bắt tay Under Armor sản xuất sản phẩm mới, thiết bị hỗ trợ tập luyện có tên HTC Re Grip. Tuy nhiên, Re Grip đã không đáp ứng được kỳ vọng và thậm chí Ban Giám đốc công ty đã quyết định “khai tử” sản phẩm ngay từ khi còn trong “trứng nước”.

Sau thất bại, HTC quyết tâm sửa sai bằng cách hợp tác với một đối tác khác – Valve để cho ra mắt thiết bị hiện thực ảo HTC Vive. Tuy nhiên, mới đây, HTC đưa ra thông báo hoãn buổi giới thiệu Vive vào tháng 4 năm 2016, đồng thời giới hạn số lượng thiết bị phát hành ra chỉ còn 7.000 thiết bị.

Cùng lúc đó, tại nhiều thị trường khác nhau, doanh số bán của HTC liên tiếp bị sụt giảm. Sản phẩm HTC One A9, được mệnh danh là “iPhone của HTC” rơi vào tình cảnh ế ẩm. Thậm chí, tại thị trường Bắc Mỹ và đặc biệt là Hoa Kỳ, không có nhà mạng nào bán sản phẩm này vì lý do điện thoại của HTC không khác gì “hàng nhái” iPhone nhưng lại chạy hệ điều hành Android.

Tình hình càng trở nên báo động hơn, khi HTC tuyên bố doanh thu quý (tính đến tháng 9/2015) bị thua lỗ đến gần 149 triệu USD. Điều này có nghĩa mức thua lỗ đạt xấp xỉ 25% tổng doanh thu (21,4 tỉ Đài tệ) của HTC.

Câu chuyện BlackBerry

Trong danh sách dự đoán 10 thương hiệu có thể biến mất vào năm 2015 của Wall Street, BlackBerry giành được 1 chỗ trong bảng danh sách mặc dù công ty này đang rất nỗ lực gầy dựng lại thị phần bằng một số mẫu smartphone mới.

Đây không phải là lần đầu tiên giới phân tích mất lòng tin vào nhà sản xuất từ Canada. Trước đó, Wall Street cũng từng dự báo thương hiệu BlackBerry sẽ biến mất vào năm 2012. Nhưng cuối cùng hãng vẫn trụ được dưới bàn tay lèo lái của CEO John Chen. 

Về phần BlackBerry, nền tảng QNX của hãng chỉ chiếm phần rất nhỏ trên thị trường di động. Và tất nhiên nó không đủ để đảm bảo một vị trí ổn định cho BlackBerry trong cuộc chiến với các đối thủ. Chỉ trong vòng 5 năm, thị phần smartphone toàn cầu của BlackBerry đã giảm từ 19,5% xuống còn dưới 1% trong năm 2013.  

Cách đây một vài năm, BlackBerry đã có những động thái thay đổi đầu tiên khi tiếp cận với hệ điều hành Android, đưa một số tính năng tương thích với Android vào hệ điều hành BlackBerry 10 OS và cho ra mắt vào năm 2014 bằng sản phẩm Passport, điện thoại thông minh dành cho doanh nhân. 

Mặc dù vẫn còn một số hạn chế về tính năng tương thích với Android nhưng BlackBerry 10 OS vẫn nhận được đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, nhiều ý kiến trái chiều lại cho rằng BlackBerry đã không còn là chính mình khi sản xuất điện thoại chạy Android. 

Thực tế, khi nhìn vào biểu đồ so sánh, chúng ta dễ dàng nhận thấy chỉ 0,3% thị phần dành cho các thiết bị chạy hệ điều hành BlackBerry so với con số hơn 80% các thiết bị chạy hệ điều hành Android. Từ đó, người yêu công nghệ cũng có thể tự đưa ra nhận định hướng đi của BlackBerry là hợp lí hay không.

 
deche BlackBerry


Tựu chung lại, chiến lược của Chen là đưa BlackBerry trở thành công ty phần mềm chuyên biệt về thiết bị cầm tay. Tuy nhiên, CEO Chen lại không đưa ra bất kỳ cam kết nào về việc sẽ ra mắt hệ điều hành BlackBerry hay thiết bị chạy BlackBerry OS tiếp theo. 
Trước khi đến với những dự báo ảm đạm và buồn bã, người yêu công nghệ hãy nhìn vào thị trường theo hướng tích cực. Đó là tăng trưởng vũ bão của các hãng di động đến từ Trung Quốc như Huawei, Xiaomi, Lenovo… khi các hãng này vẫn tiếp tục nắm giữ các vị thế đáng ngưỡng mộ trên bảng xếp hạng doanh số bán điện thoại thông minh toàn cầu trong Q3/2015 của Gartner, Huawei nắm giữ vị trí thứ 3, Lenovo thứ 4, và Xiaomi xếp hạng thứ 5 chỉ sau Samsung và Apple.