Ép xung: Những điều nên biết

08:03, 21/08/2013

Khi bạn ép xung một thành phần phần cứng - thường là bộ xử lý, bạn đã “lừa” khiến nó làm việc nhanh hơn so với tốc độ tối đa mà nhà sản xuất khuyến cáo. Mỗi bộ xử lý được quy định chạy ở một tốc độ cụ thể - ví dụ, 3.100 MHz. Nhưng tốc độ đó chỉ là ước tính, và bạn thường có thể đẩy nó lên một chút mà không gây ra vấn đề gì cả.

Bạn cũng có thể ép xung các thành phần khác, chẳng hạn như bộ nhớ RAM hay bộ xử lý đồ họa. Nhưng thuật ngữ “ép xung” thường được áp dụng cho bộ xử lý chính, và sẽ được thảo luận trong bài viết này.

1. Tại sao nên ép xung?

Ép xung bộ xử lý sẽ tăng tốc máy tính của bạn. Đó là một lý do khá tốt.

2. Tại sao không nên ép xung?

Nhưng có một số lý do chính đáng để không nên ép xung. Thứ nhất, nó có thể làm hỏng phần cứng của bạn, mặc dù tăng tốc độ một chút có lẽ là an toàn.

Giữ máy tính mát mẻ sẽ giúp bảo vệ nó khỏi bị hư hại do ép xung. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng máy tính của bạn thông thoáng trước khi tăng tốc độ của nó. Không nên ép xung máy tính xách tay, vì máy tính xách tay có xu hướng ít thoáng khí hơn so với máy tính để bàn.

Ngay cả khi ép xung không gây ra bất kỳ tác hại gì, nó vẫn có thể làm mất hiệu lực bảo hành của bạn. Vì vậy, nếu đang nghĩ đến việc ép xung một chiếc máy tính đủ mới để vẫn có bảo hành, đầu tiên bạn hãy kiểm tra với nhà sản xuất xem.

Cuối cùng, ép xung có thể không cải thiện hiệu suất tổng thể nhiều lắm. Bộ xử lý chỉ là một trong một số thành phần ảnh hưởng tới hiệu suất tổng thể, và nó có khả năng không phải là nguyên nhân làm máy tính chậm. Ổ đĩa cứng, bộ nhớ RAM và đồ họa có thể là những tắc nghẽn nghiêm trọng hơn.


Nói chung, bạn có thể ép xung bộ xử lý thông qua tiện ích BIOS Setup. Tuy nhiên, đầu tiên bạn nên nghiên cứu kỹ BIOS và bộ vi xử lý của mình, do đó bạn sẽ hiểu mình đang làm gì.

Bạch Nam Anh



TIN LIÊN QUAN