Facebook đầu tư 5,7 tỷ USD vào Jio Platforms
Facebook đã nắm giữ cổ phần rất lớn trong nhánh kỹ thuật số của một tập đoàn lớn ở Ấn Độ khi tạo ra một cú hích lớn vào thị trường này.
Facebook đã nắm giữ cổ phần rất lớn trong nhánh kỹ thuật số của một tập đoàn lớn ở Ấn Độ khi tạo ra một cú hích lớn vào thị trường này.
Mạng xã hội Facebook đã đầu tư hơn 5,7 tỷ USD (tương đương 125.000 tỷ đồng) vào Jio Platforms Limited, thuộc sở hữu của Reliance, được điều hành bởi tỷ phú Mukesh Ambani.
Jio Platforms đã có một số thương hiệu nhỏ hơn bao gồm doanh nghiệp viễn thông Reliance Jio đã tăng trưởng nhanh chóng nhờ giá cả cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động số một ở Ấn Độ theo doanh thu và theo thuê bao.
“Sự đầu tư này nhấn mạnh cam kết của chúng tôi với Ấn Độ, và chúng tôi rất phấn khích với sự chuyển đổi mạnh mẽ mà Jio đã thực hiện trên đất nước”- đại diện Facebook cho biết trong một bài vừa đăng trên blog.
Khoản đầu tư này mang lại cho Facebook 9,99% cổ phần của Jio Platforms và mang lại cho nó giá trị doanh nhiệp 65,95 tỷ USD.
Ấn Độ là chìa khóa cho dịch vụ tin nhắn WhatsApp của Facebook với hơn 400 triệu người dùng ở quốc gia này.
Đại diện Facebook cho biết, họ sẽ hợp tác với Jio để tạo ra “một cách thức mới cho mọi người và doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn trong nền kinh tế số đang tăng trưởng”.
Điều này có thể bao gồm cả JioMart, sáng kiến kinh doanh nhỏ của Jio và WhatsApp để kết nối mọi người với doanh nghiệp và cửa hàng. Động thái này là kịp thời khi Facebook chuẩn bị ra mắt tính năng thanh toán cho Whatsapp ở Ấn Độ.
Narendra Modi, Thủ tướng của Ấn Độ và Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành của Facebook, tại một cuộc họp ở tòa thị chính tại trụ sở của Facebook (Menlo Park, California, Mỹ).
Khoản đầu tư này có thể là chìa khóa cho những lý do bao gồm quyền truy cập vào hơn 380 triệu người dùng của Jio Platform cũng như sự hẫu thuận chính trị của Ambani.
Facebook đã cố gắng nhiều cách để có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Ấn Độ trong vài năm qua nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Vào năm 2016, các cơ quan quản lý Ấn Độ đã chặn một dịch vụ của Facebook có tên là Free Basics, cho phép truy cập miễn phí vào các dịch vụ web phổ biến như Wikipedia.
Tiền đề là một số trang web sẽ không tính chi phí dữ liệu của người dùng. Nhưng trước điều đó các nhà phê bình cho rằng nó đã đi ngược lại ý tưởng về tính trung lập của mạng lưới - ý tưởng rằng tất cả các trang web nên được đối xử bình đẳng khi nói đến dữ liệu.
Cổ phiếu của Facebook đã tăng 2,5 % trong giờ sau giao dịch.
PV (T/h)