Muốn tự tay thiết kế một trò chơi (game) mang phong cách của mình, muốn thể hiện những ý tưởng táo bạo qua các mô hình trên game,…nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, đây là ước mơ và suy nghĩ của nhiều bạn không chuyên, chưa có dịp làm quen với các khóa học lập trình game. Ước mơ sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực khi bạn có trong tay phần mềm Game Maker 8.0. Với phần mềm này, bạn có thể tạo ra nhiều game đồ họa đẹp với nhiều hiệu ứng, âm thanh sống động.
Game Maker 8.0 có dung lượng 10,3MB, tương thích tốt với hệ điều hành Windows XP/Vista, bạn có thể tải bản portable tại địa chỉ:
Sau khi tải về và giải nén vào một thư mục, bạn nhấn vào tập tin thực thi của Game Maker để tiến hành cài đặt. Khi xong, bạn nhấn đôi chuột vào biểu tượng Game Maker trên màn hình Desktop để khởi động chương trình.
Trên giao diện chính, bạn thấy các khu vực chứa: thanh bảng chọn, thanh công cụ, khung quản lí các thư mục nguồn của game (bên trái), khung trợ giúp (bên phải). Trước khi bắt tay vào việc thiết kế game, bạn hãy xem qua một số ví dụ được phần mềm cung cấp sẵn tại đường dẫn C:\Program Files\Game_Maker8\Examples (với C:/ là ở đĩa chứa hệ điều hành) bằng cách nhấn nút Open trên thanh công cụ. Nếu đã tích lũy cho mình đầy đủ ý tưởng của việc thiết kế thì bạn hãy sử dụng các công cụ sau:
1. Sprites-đối tượng trong game.
Công việc đầu tiên là bạn cần định ra các đối tượng có mặt trong trò chơi, thông qua các hình ảnh đại diện đã chuẩn bị sẵn từ trước. Bạn nhấn chuột phải vào thư mục Sprites rồi chọn Create Sprite. Trong cửa sổ Sprite Properties, bạn nhập tên đối tượng tại ô Name và nhấn nút Load Sprite. Tại thư mục cài đặt của phần mềm trong Program Files, bạn duyệt đến thư mục Sprites rồi chọn chủ đề mà trò chơi hướng đến.
Nếu không tìm thấy hình ảnh phù hợp thì bạn có thể dùng một phần mềm đồ họa để tạo ra chúng (chẳng hạn: Photoshop) hoặc truy cập vào trang chủ của Game Maker (http://www.yoyogames.com). Ngoài ra, phần mềm còn cung cấp một công cụ khá mạnh mẽ cho việc chỉnh sửa, đó là Edit Sprite. Tại đây, bạn sẽ có đầy đủ những tính năng cần thiết của một phần mềm xử lý ảnh như thay đổi kích thước, xoay ảnh, cắt ảnh, hiệu ứng ảnh, thêm hình nền,…, rồi nhấn File > chọn Close Saving Changes để thay đổi có hiệu lực.
2. Sounds-âm thanh trong game.
Để mang lại âm thanh trung thực và sống động cho game, bạn cần phải tìm những đoạn âm thanh, nhạc nền phù hợp và có định dạng wav là tốt nhất. Bạn nhấn chuột phải vào thư mục Sounds rồi chọn Create Sound, đặt tên vào ô Name, nhấn nút Load Sound để duyệt đến thư mục chứa tập tin âm thanh. Khi xong, bạn cần lựa chọn một số thiết lập ở trong khung Kind (Normal sound-âm thanh thường, Background Music- nhạc nền, 3D sound-âm thanh thực)và khung Effect (Chorus-hiệu ứng đồng ca, Echo-hiệu ứng tiếng vang, …).
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tính năng Create Group để tạo nhóm cho các dạng âm thanh cùng loại, nó sẽ giúp ích cho việc quản lí ở các game có nhiều âm thanh. Lưu ý, bạn cần đưa đầy đủ các âm thanh vào mục này để tiện cho việc gắn kết chúng với các đối tượng và hoạt động trong game.
3. Backgrounds-chèn hình nền.
Một vấn đề có ý nghĩa quyết định đến không gian đồ họa của game là cần phải chọn một hình nền thật bắt mắt. Sau khi nhấn Create Background ở menu chuột phải, bạn nhấn Load Background rồi duyệt đến thư mục chứa tập tin ảnh nền (không giới hạn định dạng ảnh). Nếu cảm thấy ảnh nền chưa phù hợp với yêu cầu thì bạn nhấn nút Edit Background và sử dụng các công cụ đồ họa ở cửa sổ Image Editor để chỉnh sửa nó.
4.Objects-tạo hoạt cảnh cho đối tượng.
Đây là một khâu quan trọng trong suốt quá trình thiết kế trò chơi, bạn phải tạo các phản ứng cho đối tượng (hình ảnh đại diện) trong game, dự tính những trường hợp có thể xảy ra, gắn kết âm thanh với từng trường hợp hay từng đối tượng, … Bạn mở cửa sổ Object Properties rồi nhấn vào biểu tượng (<!--[if !vml]--><!--[endif]-->) trong khung Sprite để chọn một đối tượng cần tạo hoạt cảnh. Bên dưới khung Event, bạn nhấn nút AddEvent để thêm vào những khả năng có thể xảy ra như Create, Mouse, Collision, Key Press, Draw, Alarm, Step,…Trong khung cửa sổ bên phải chứa các thẻ tính năng hoạt động của đối tượng như di chuyển, nhảy lên, điều khiển, âm thanh, điểm số,.., bạn chỉ cần kéo thả chúng vào khung Actions bên cạnh.
5. Rooms-tạo khu vực chơi.
Khi đã có đầy đủ các yếu tố cần thiết thì công việc còn lại là tạo một phòng để làm nơi hoạt động cho các đối tượng tronggame. Ở cửa sổ Room Properties gồm có các thẻ chính mà bạn cần phải đưa ra các thiết lập. Đối với thẻ Objects, bạn nhấn vào biểu tượng ( bên dưới dòng chữ Object to add width left mouse, chọn đối tượng, rồi nhấn chuột trái vào một vị trí cần đặt trên giao diện game. Còn thẻ Settings, bạn đặt tên cho phòng chơi tại ô Name, nhập vào các kích thước Width-chiều rộng, Height-chiều cao, Speed-tốc độ.
Ngoài ra, bạn còn có thể nhấn chuột phải vào Game Information rồi chọn Properties để soạn thảo những thông tin liên quan đến trò chơi như: giới thiệu đôi nét về trò chơi, cách chơi như thế nào, thông tin về tác giả…
Nếu công việc thiết kế đã hoàn tất thì bạn nhấn nút Run the game trên thanh công cụ để xem lại tác phẩm một lần nữa trước khi xuất ra định dạng *.exe. Để tạo ra định dạng này, bạn vào menu File > chọn Create executable, rồi đặt tên cho game trong ô File name và nhấn Save.
Ông Nguyễn Long - Phó chủ tịch, Tổng thư Ký Hội Tin học Việt Nam và GS.TS Chử Đức Trình - Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ là khách mời của chương trình "Công nghệ kiến tạo: Nâng cao chất lượng nguồn lực CNTT" được phát sóng trên kênh VTV2 lúc 21h30 ngày 12/3/2024.