Hạ tầng CNTT Việt Nam cần được đầu tư tập trung hơn
11:10, 28/10/2013
Đó là nhận định của ông Trần Trọng Việt, Chuyên viên cao cấp về tư vấn Công nghệ Quốc Gia - Microsoft Việt Nam, trong buổi trả lời phỏng vấn báo chí được tổ chức chiều ngày 25/10 tại Hà Nội.
Đề án đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT dần hoàn thiện với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Chính phủ đã đầu tư tương đối về hạ tầng CNTT trong thời gian qua, nhưng phương cách thực hiện vẫn còn dàn trải, tính đồng bộ chưa cao. Mỗi cơ quan cấp Bộ, Tỉnh và ngay cả các Sở đều có ngân sách riêng để mua sắm hạ tầng CNTT. Việc mua sắm dàn trải này chưa áp dụng các tiêu chuẩn và kiến trúc quốc gia về hạ tầng, bảo mật truy cập, an ninh mạng, tiêu chuẩn quản lý, độ sẵn sàng, lưu trữ phục hồi cũng như độ đàn hồi của hệ thống.
Kết quả là chúng ta chỉ có các Trung tâm dữ liệu đơn lẻ, các phòng máy tính chưa đúng tiêu chuẩn, hay các máy chủ tự phát, không thể chia sẻ với nhau và dự phòng trực tuyến cho nhau.
Theo ông Việt, tập hợp hạ tầng CNTT chưa đồng bộ và phối hợp với nhau trên cùng một hệ thống, nên các ứng dụng quản lý nghiệp vụ hay hành chính Nhà nước được phát triển không theo kiến trúc chung và khó có thể vận hành trên các hạ tầng CNTT khác biệt.
Mặt khác, vấn đề về An ninh mạng chưa được thực hiện theo đúng chính sách và tiêu chuẩn quốc gia, cũng như việc quản lý và tích hợp các thiết bị cá nhân như điện thoại, máy tính bảng, máy tính cá nhân, máy tính bàn... vẫn là tự phát và chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn mạng. Vấn đề này, Microsoft có các giải pháp tích hợp hệ thống phần mềm chính phủ và doanh nghiệp với các thiết bị cá nhân một cách an toàn nhất có thể, sẵn sàng cung ứng bất cứ lúc nào cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam.
Khó mạnh vì… riêng, lẻ
Một vấn đề khác cần đề cập, góp phần thêm khẳng định sự thiếu nhất quán trong kết cấu hạ tầng CNTT tại Việt Nam đó là các hạ tầng CNTT này chủ yếu chỉ cung cấp khả năng tính toán trên máy chủ, ít có các dịch vụ quản lý và bảo mật truy cập, hay gia tăng năng suất của người sử dụng như email cơ quan, lịch hẹn, truyền thông, họp qua mạng…
Mặt khác, hệ sinh thái “đám mây” ở Việt Nam tuy không còn mới, nhưng vẫn chỉ là triển khai cục bộ: Khối cơ quan chính phủ một “đám mây”, mỗi Bộ một “đám mây”, doanh nghiệp lại có “đám mây” riêng… Khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu rất hạn chế, và không khó thấy rằng văn bản… giấy vẫn tràn ngập dù không ít hệ thống văn bản số hóa được triển khai. Chúng ta cần tập trung nguồn lực đầu tư vào một hệ thống Đám mây chính phủ trên một kiến trúc kết nối và hỗ trợ cho nhau với tính tương tác cao, đảm bảo một số tiêu chuẩn về: bảo mật truy cập, an ninh mạng, an toàn dữ liệu, hần mềm hỗ trợ gia tăng năng suất, phần mềm truyền thông, họp trên mạng, thư điện tử doanh nghiệp…
Đặc biệt, Việt Nam cần thiết lập một Kiến trúc tham chiếu cho một hệ thống Đám mây quốc gia, hay Đám mây chính phủ; và tập trung đầu tư để xây dựng dần dần một hệ thống đám mây đạt tiêu chuẩn về bảo mật, an ninh mạng, phần mềm tăng năng suất... để làm nền móng cho các ứng dụng nghiệp vụ của chính phủ hay thành phố.
Chính phủ cần chú trọng đến chính sách an ninh mạng quốc gia, chính sách an ninh mạng cho các thiết bi di động, đầu tư vào công nghệ bảo mật và an ninh mạng, đào tạo chuyên sâu về kiến thức và quản trị an ninh mạng… Để góp phần mang đến hiệu quả nhanh chóng cho các đầu tư về hạ tầng đám mây, chính phủ và các thành phố nên quan tâm về các công cụ phần mềm gia tăng năng suất tích hợp chặc chẽ trong chệ độ bảo mật và an ninh mạng của hệ thống đám mây quốc gia.
Chu Tấn
Ông Trần Trọng Việt
Hạn chế từ “hệ thống”Đề án đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT dần hoàn thiện với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Chính phủ đã đầu tư tương đối về hạ tầng CNTT trong thời gian qua, nhưng phương cách thực hiện vẫn còn dàn trải, tính đồng bộ chưa cao. Mỗi cơ quan cấp Bộ, Tỉnh và ngay cả các Sở đều có ngân sách riêng để mua sắm hạ tầng CNTT. Việc mua sắm dàn trải này chưa áp dụng các tiêu chuẩn và kiến trúc quốc gia về hạ tầng, bảo mật truy cập, an ninh mạng, tiêu chuẩn quản lý, độ sẵn sàng, lưu trữ phục hồi cũng như độ đàn hồi của hệ thống.
Theo ông Việt, tập hợp hạ tầng CNTT chưa đồng bộ và phối hợp với nhau trên cùng một hệ thống, nên các ứng dụng quản lý nghiệp vụ hay hành chính Nhà nước được phát triển không theo kiến trúc chung và khó có thể vận hành trên các hạ tầng CNTT khác biệt.
Mặt khác, vấn đề về An ninh mạng chưa được thực hiện theo đúng chính sách và tiêu chuẩn quốc gia, cũng như việc quản lý và tích hợp các thiết bị cá nhân như điện thoại, máy tính bảng, máy tính cá nhân, máy tính bàn... vẫn là tự phát và chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn mạng. Vấn đề này, Microsoft có các giải pháp tích hợp hệ thống phần mềm chính phủ và doanh nghiệp với các thiết bị cá nhân một cách an toàn nhất có thể, sẵn sàng cung ứng bất cứ lúc nào cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam.
Khó mạnh vì… riêng, lẻ
Một vấn đề khác cần đề cập, góp phần thêm khẳng định sự thiếu nhất quán trong kết cấu hạ tầng CNTT tại Việt Nam đó là các hạ tầng CNTT này chủ yếu chỉ cung cấp khả năng tính toán trên máy chủ, ít có các dịch vụ quản lý và bảo mật truy cập, hay gia tăng năng suất của người sử dụng như email cơ quan, lịch hẹn, truyền thông, họp qua mạng…
Đặc biệt, Việt Nam cần thiết lập một Kiến trúc tham chiếu cho một hệ thống Đám mây quốc gia, hay Đám mây chính phủ; và tập trung đầu tư để xây dựng dần dần một hệ thống đám mây đạt tiêu chuẩn về bảo mật, an ninh mạng, phần mềm tăng năng suất... để làm nền móng cho các ứng dụng nghiệp vụ của chính phủ hay thành phố.
Chính phủ cần chú trọng đến chính sách an ninh mạng quốc gia, chính sách an ninh mạng cho các thiết bi di động, đầu tư vào công nghệ bảo mật và an ninh mạng, đào tạo chuyên sâu về kiến thức và quản trị an ninh mạng… Để góp phần mang đến hiệu quả nhanh chóng cho các đầu tư về hạ tầng đám mây, chính phủ và các thành phố nên quan tâm về các công cụ phần mềm gia tăng năng suất tích hợp chặc chẽ trong chệ độ bảo mật và an ninh mạng của hệ thống đám mây quốc gia.
Chu Tấn