Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng thuộc top đầu của Đông Nam Á
Chốt phiên ngày 7/11, VN-Index giảm 9,37 điểm (0,86%), còn 1080,29 điểm; VN30-Index dừng ở mức 1092.71 điểm, giảm 10,81 điểm (0,98%)
Thanh khoản ghi nhận ở mức với hơn 12,500 tỷ đồng, cho thấy bên mua khá thận trọng. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 885 tỷ đồng và bán trên 1,083 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, HNX30-Index giảm 4,09 điểm (0,91%), còn 446,54 điểm; HNX- Index dừng ở mức 218,29 điểm, giảm 1,3 điểm (0,59%). Tổng giá trị giao dịch đạt gần 1,800 tỷ đồng.
Theo báo cáo thường niên do Google, Temasek và đơn vị tư vấn kinh doanh toàn cầu Bain & Company thực hiện, kinh tế số Đông Nam Á tăng trưởng chậm trong năm 2023 nhưng Việt Nam vẫn phát triển nhanh nhất so với các nước.
Theo báo cáo được đưa ra đầu tháng 11, nền kinh tế số của Đông Nam Á được dự đoán sẽ có trị giá 295 tỉ USD vào năm 2025, giảm so với ước tính trước đó là 330 tỉ USD.
Riêng trong năm 2023, kinh tế số tại Đông Nam Á sẽ tăng trưởng 11%, chậm hơn so với mức 20% của cùng kỳ năm ngoái.
"Các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số đang cho thấy quỹ đạo tăng trưởng tích cực, với du lịch và vận tải đang trên đà vượt mức trước đại dịch vào năm 2024" - Florian Hoppe, Đối tác và Giám đốc Vector tại châu Á-Thái Bình Dương của Bain & Company, cho biết.
Theo các chuyên gia, việc kinh tế số của khu vực Đông Nam Á tăng trưởng chậm hơn trước là do thay đổi các mục tiêu dài hạn và ổn định sau đại dịch. Họ nhận định, kinh tế số của khu vực sẽ tăng trưởng ổn định theo "một đường bằng" cho đến năm 2025.
Đông Nam Á có 11 quốc gia, với hơn nửa tỉ người, dân số chủ yếu trẻ, sử dụng điện thoại thông minh rộng rãi và tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh. Đó là những lí do khiến Đông Nam Á trở thành một trong những thị trường Internet phát triển nhanh nhất thế giới - nền tảng để phát triển kinh tế số.
Cũng theo báo cáo này, kinh tế số Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng 20% mỗi năm, từ năm 2023-2025 và đang trên đà đạt 45 tỉ USD vào năm 2025, nhanh nhất Đông Nam Á cùng với Philippines.
"Thanh toán kỹ thuật số tiếp tục phát triển ở Việt Nam nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, đầu tư từ các ngân hàng thương mại và sự phổ biến rộng rãi của mã QR", báo cáo nêu rõ lí do kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh so với tỉ lệ chung của khu vực.
Lĩnh vực dịch vụ tài chính kỹ thuật số (DFS) tăng trưởng nhanh chóng so với mức tăng trưởng ban đầu, trong đó phân khúc quản lý tài sản kỹ thuật số và cho vay kỹ thuật số đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lần lượt là 55% và 51% trong giai đoạn 2023-2025.
Phân khúc thanh toán kỹ thuật số (CAGR 28%) và thanh toán kỹ thuật số (13%) cũng tiếp tục tăng trưởng với tốc độ đáng mừng.
Theo e-Conomy SEA 2023, Việt Nam có 3 thành phố/đô thị lớn có sự tham gia kỹ thuật số cao nhất là Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, với khoảng cách tăng dần ở những khu vực bên ngoài.
Ngoài ra, giá trị đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực kinh tế kỹ thuật số Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 là 0,6 tỷ USD, chủ yếu vào các lĩnh vực mới nổi - những lĩnh vực còn tương đối non trẻ ở Đông Nam Á như các doanh nghiệp B2B, công nghệ y tế, công nghệ giáo dục, công nghệ cao/AI, Web3/Bitcoin/tiền mã hoá, các nền tảng mua bán bất động sản, ô tô,...
Con số 0,6 tỷ USD cho thấy sự phục hồi đáng kể so với mức 0,2 tỷ USD cho 58 thương vụ trong nửa cuối năm 2022.
Tại thị trường trong nước_Việt Nam, PGT Holdings hợp tác cùng IT-Communications Việt Nam.
Cụ thể, Công ty cổ phần PGT HOLDINGS ký kết thành công hợp đồng với CÔNG TY TNHH IT-Communications Việt Nam và chính thức trở thành thành đối tác chiến lược quan trọng về các giải pháp làm việc từ xa.
IT-Communications Việt Nam, với tư cách là một doanh nghiệp tổng đài, không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin đến với khách hàng mà chúng tôi còn là đơn vị cung cấp hệ thống call center đa kênh, tích hợp nhiều kênh khác nhau tạo thành một màn hình và một hệ thống. Cụ thể Cyber-Telephony là hệ thống Call center chuyên biệt, giúp hỗ trợ khách hàng làm việc từ xa và đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong sự hợp tác này, bằng cách cung cấp Cyber-Telephony của IT-Communications Việt Nam cho các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam, sẽ tiên phong trong việc khai thác kinh doanh tại Nhật Bản cũng như phát triển hiệu quả dịch vụ chăm sóc khách hàng và thực hiện các công việc hỗ trợ.
Thêm vào đó đặc biệt phải kể tới, Công ty Cổ phần PGT SOLUSTIONS là công ty con thuộc PGT Holdings. PGTS hoạt động chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) và cung ứng nguồn lao động, với bộ phận nhân sự làm việc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…
Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.
PGT SOLUSTIONS hiện đang xây dựng trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp - dịch vụ thông minh, đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng.
PGT Holdings cùng các công ty con và công ty liên kết đang từng bước bổ sung; hoàn thiện vào chuỗi giá trị chiến lược đầu tư, từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp.
Khép lại phiên giao dịch ngày 7/11/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 2,900 VNĐ./
Theo Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị