Kỹ thuật mới giúp tăng gấp đôi khoảng cách kết nối của sợi cáp quang
(Telecom&IT) - Mới đây, các nhà nghiên cứu của UCL đã đưa ra được một phương thức mới giúp tăng gấp đôi khoảng cách đường truyền dữ liệu lỗi thông qua cáp biển ở Đại Tây...
Phương pháp mới này giúp giảm chi phí đường truyền của sợi cáp quang vì không cần phải đẩy mạnh tín hiệu truyền tải trên đường truyền khi cáp bị chôn dưới lòng đất hoặc dưới đáy đại dương.
Kỹ thuật mới này có thể sửa chữa dữ liệu truyền đi nếu chúng đang bị hỏng hoặc bị bóp méo, đồng thời còn cho phép làm tăng dung tích hữu ích của sợi. Điều này có thể được thực hiện ngay ở phần cuối của mối nối giữa bên phát và bên nhận mà không cần phải thêm các thành phần mới. Cách này giúp tăng cường 99% năng lực của sợi cáp quang, mà hoạt động tái lắp đặt cáp còn rẻ hơn và dễ dàng hơn.
Nhu cầu sử dụng Internet gia tăng làm cho số lượng lớn thông tin được truyền đi ở các tần số ánh sáng khác nhau thông qua cơ sở hạ tầng cáp quang dễ tạo ra các tín hiệu dữ liệu bị méo mó, và bị lỗi ở dữ liệu nhận.
Nghiên cứu của UCL đã được công bố tại một sự kiện Báo cáo khoa học do EPSRC tài trợ. Báo cáo đưa ra phương pháp mới nhằm cải thiện khoảng cách truyền dẫn, bằng việc lùi tương tác giữa các kênh quang học khác nhau trên cùng một sợi cáp quang.
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Robert Maher ở khoa Điện tử & Kỹ thuật điện tử của UCL cho biết: "Bằng cách loại bỏ các mối tương tác giữa các kênh quang học, chúng tôi có thể tăng gấp đôi khoảng cách tín hiệu lỗi được truyền đi, từ 3.190km lên 5.890km. Điều này cho phép chúng ta có thể khôi phục tín hiệu bị méo bằng cách đưa các kênh dữ liệu vào hành trình kỹ thuật số ảo."
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một “siêu kênh 16QAM” được thiết kế bằng tập hợp các tần số đã được mã hóa, cùng với biên độ, pha và tần số để tạo ra một tín hiệu quang dung lượng cao. Các siêu kênh sẽ được phát hiện bằng tốc độ nhận siêu cao và tín hiệu kỹ thuật mới sẽ được xử lý, phát triển bởi nhóm kích hoạt các đầu mối tiếp nhận tất cả các kênh không bị lỗi với nhau. Các nhà nghiên cứu dự kiến sẽ tiếp tục thử nghiệm phương pháp mới này trên các siêu kênh ở lĩnh vực truyền hình cáp kỹ thuật số (64QAM), modem cáp (256QAM) và các kết nối Ethernet (1024QAM).
Giáo sư Polina Bayvel ở khoa Điện tử & Kỹ thuật điện, khoa Truyền Quang và Networks, kiêm Giám đốc UNLOC, và đồng thời là tác giả của nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi rất vui khi báo cáo một phát hiện quan trọng như vậy. Phương pháp này sẽ giúp cải thiện đáng kể hiệu quả truyền dữ liệu thông tin của sợi cáp quang".