Liệu Grab có đúng luật khi tăng chiết khấu với tài xế?
Cơ quan chức năng, các chuyên gia cho rằng, việc Grab lấy việc tăng mức thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 3% lên 10% làm cớ để tăng cả phần trích nộp các khoản giảm trừ của tài xế là không đúng.
- Grab sẽ đối thoại trực tiếp với tài xế về chính sách thu nhập mới?
- Grab đẩy mạnh nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển trên nền tảng trực tuyến
- 5 startup chiến thắng cuộc thi tăng tốc khởi nghiệp của Grab
- Alibaba đang đàm phán để đầu tư 3 tỉ USD vào ông lớn Grab
- Grab và Lazada "bắt tay" hợp tác tại Việt Nam
Sau khi có sự việc hàng loạt các tài xế của hãng Grab đình công, khóa App do cơ quan chủ quản áp dụng thuế 10%. Dư luận đang đặt ra câu hỏi rất lớn, liệu Grab có sai luật?
Trao đổi với báo chí, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính thuế cho biết, theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 5/12, cách tính thuế GTGT với các dịch vụ gọi xe công nghệ sẽ thay đổi.
Như vậy, các tổ chức hợp tác kinh doanh như Grab, Gojek, Bee… sẽ phải khai thuế GTGT cho toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh với mức thuế là 10% (thay vì 3% như trước đây) và khai thay, nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho các tài xế hợp tác với các hãng xe công nghệ này.
TS. Thịnh nhấn mạnh, việc tăng mức thuế GTGT từ 3% lên 10% là chủ trương hoàn toàn đúng nhưng Grab lấy đó làm cớ để tăng cả phần trích nộp các khoản giảm trừ của tài xế là không đúng. Bởi quy định mới này không làm tăng nghĩa vụ thuế đối với cá nhân tài xế công nghệ, thậm chí còn giảm do chỉ chịu thuế thu nhập cá nhân chứ không gánh thuế GTGT như lâu nay.
Grab lấy việc tăng mức thuế giá trị gia tăng làm cớ để tăng cả phần trích nộp các khoản giảm từ của tài xế là không đúng.
Về vấn đề này, bà Tạ Thị Phương Lan, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh, cá nhân, Tổng cục Thuế cho biết, Grab, Be, Gojek là đơn vị kinh doanh vận tải chứ không phải cung cấp giải pháp công nghệ.
“Trước đây do văn bản pháp lý chưa có nên các hãng vận tải công nghệ khai và nộp thuế GTGT trên phần họ được hưởng, chứ không khai và nộp thuế trên toàn bộ doanh thu. Hiện Nghị định 126 đã hoàn thiện cơ sở pháp lý đối với hoạt động kinh doanh vận tải công nghệ, theo đó thuế GTGT là doanh nghiệp thu và nộp thay người tiêu dùng”, bà Lan cho hay.
Từ đó có thể thấy, tài xế sẽ không phải nộp 3% thuế GTGT như hiện nay nữa, trách nhiệm nộp là của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vận tải công nghệ Grab, Bee, Gojek sẽ phải có nghĩa vụ nộp thuế GTGT chứ không phải là tài xế.
“Quy định này đúng bản chất hoạt động kinh tế phát sinh, phù hợp thông lệ quốc tế và các luật về thuế. Đây là tiền thuế người tiêu dùng đóng, doanh nghiệp chỉ kê khai và nộp thay”, bà Lan khẳng định.
PV (T/h)