Lĩnh vực công nghệ chiếm 1/3 tổng giá trị M&A toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2022
Thông tin này được cho biết trong phân tích về hoạt động M&A toàn cầu mà Ernst&Young (EY) công bố mới đây.
- Thói quen sử dụng nhiều công cụ công nghệ sẽ khiến tăng nguy cơ rò rỉ thông tin
- Nhiều công ty công nghệ trở thành mục tiêu của tin tặc
- Hãng công nghệ nào thu thập thông tin người dùng nhiều nhất?
- HTC-ITC và mục tiêu đưa công nghệ mới tới mỗi doanh nghiệp, mỗi gia đình Việt
- Phát động Giải thưởng Nữ sinh viên tiêu biểu trong lĩnh vực khoa học công nghệ 2022
- Micron khởi động dự án Idaho trị giá 15 tỷ đô la trong bối cảnh liên bang thúc đẩy sản xuất công nghệ của Hoa Kỳ
- Ngành CNTT tin sẽ tăng trưởng mạnh trong 6 tháng cuối năm
Theo đó, thống kê của EY ghi nhận tổng cộng 2.274 thương vụ M&A (mua bán – sáp nhập) trong 6 tháng đầu năm 2022, với tổng giá trị lên tới 2,02 nghìn tỉ USD. So với năm ngoái, hoạt động M&A giảm 18% về số lượng thương vụ và 27% về giá trị giao dịch. Tuy nhiên, so với giai đoạn trước, hoạt động này vẫn đang đi lên với mức tăng 13% về thương vụ và 35% về giá trị. Tính theo ngành, lĩnh vực công nghệ vẫn là điểm sáng dẫn dắt hoạt động M&A toàn cầu trong nửa đầu năm 2022.
Cụ thể, EY cho biết, hoạt động M&A trong lĩnh vực công nghệ dù giảm 20% so với mức kỷ lục năm 2021 (789 tỉ USD), nhưng vẫn chiếm gần một phần ba (31%) tổng giá trị M&A trên toàn cầu. Các thương vụ tập trung vào các công ty công nghệ hiện đang ở mức gấp đôi so với các giai đoạn trước (tăng 95% so với mức trung bình 322 tỉ USD trong giai đoạn 2015-2019).
Lĩnh vực công nghệ chiếm 1/3 tổng giá trị M&A toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2022.
Tại Việt Nam, đại diện EY cho hay, các hoạt động đầu tư từ quỹ đầu tư tư nhân (PE) và quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm, bất chấp những bất ổn trên thị trường vốn và thị trường nợ. Theo nghiên cứu của EY, tổng giá trị thương vụ giao dịch nửa đầu năm 2022 gần bằng cả năm 2021, đạt 4,97 tỉ USD).
"Tuy nhiên, hoạt động M&A có thể sẽ giảm nhiệt trong 6 tháng cuối năm 2022 do các nhà đầu tư thận trọng hơn trước các xu hướng vĩ mô, có tác động đến nền kinh tế Việt Nam", EY lưu ý. Dù có nhiều lợi thế, Việt Nam khó tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực khi vốn đầu tư từ các nước phát triển vào các thị trường mới nổi suy giảm, căng thẳng địa chính trị và lạm phát cao.
Thùy Dung (T/h)