Mac Pro (2013): biểu tượng PC tương lai!
Apple Mac Pro (2013) có hai điểm nhấn cực kỳ ấn tượng: thiết kế đẹp và được lắp ráp và sản xuất hoàn toàn tại Mỹ. Chiếc máy bàn dành riêng cho công việc thiết kế này có phần cứng cực kỳ mạnh mẽ nhưng có giá bán ở mức “siêu chát”.
Apple Mac Pro (2013) có hai điểm nhấn cực kỳ ấn tượng: thiết kế đẹp và được lắp ráp và sản xuất hoàn toàn tại Mỹ. Chiếc máy bàn dành riêng cho công việc thiết kế này có phần cứng cực kỳ mạnh mẽ nhưng có giá bán ở mức “siêu chát”.
Ưu:
- Phần cứng mạnh mẽ
- Hoạt động tĩnh lặng
Khuyết:
- Khả năng mở rộng giới hạn
- Chỉ dành cho số ít người dùng (chuyên nghiệp)
Thiết kế phá cách
Mac Pro mới mang trong mình thiết kế phá cách so với các phiên bản trước đây. Kiểu thiết kế hình trụ lạ mắt cho phép Apple bố trí các thành phần bên trong linh hoạt và hiệu quả hơn. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm tối đa diện tích của máy so với dạng thiết kế hình hộp cũ nhưng vẫn không kém phần mạnh mẽ. Rõ ràng Mac Pro không dành cho các đối tượng người dùng MacBook Air hay thậm chí là cả chiếc iMac 27-inch. Ngoài giá cao chót vót, các thành phần bên trongcủa máy cũng mang tới sự khác biệt lớn.
Với mức giá khởi điểm 2.999USD cho cấu hình cơ sở, Mac Pro 2013 sẽ có vi xử lý lõi tứ Intel Xeon 3.7GHz, 12GB RAM, ổ SSD 256GB, và card đồ họa AMD D300 FirePro. Có hai điểm dễ nhận thấy đối với các hệ thống Mac hiện nay là có giao tiếp PCIe nhanh hơn, dùng ổ SSD và chuẩn Wi-Fi 802.11ac mới nhất.
Model thứ hai có giá khởi điểm là 3,999USD với chip Xeon 6 lõi, 16GB RAM, card đồhọa AMD D500 FirePro và ổ SSD 256GB. Nếu hầu bao của bạn rủng rỉnh, Mac Pro còn có thêm nhiều lựa chọn nâng cấp khác, chẳng hạn như lên card đồ họa D700 và chip 12 lõi. Khi đó mức giá tối đa sẽ rơi vào khoảng 10.000USD (chưa kể màn hình). Ngoài ra, bàn phím và chuột cũng được bán riêng và cũng không hề rẻ chút nào.
Apple gọi Mac Pro 2013 là tương lai của dòng máy desktop cao cấp mà nhà sản xuất này hướng tới các đối tượng người dùng chuyên nghiệp trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc và phim ảnh. Apple thậm chí còn không nhắc tới đối tượng sử dụng đồ họa vì cỗ máy này quá mạnh và quá thừa cho nhu cầu “thông thường” đó. Đương nhiên, nếu bạn là chuyên gia thiết kế đồ họa, dựng website hoặc các công việc thiên về sáng tạo khác bằng kỹ thuật số thì Mac Pro 2013 vẫn là hợp nhất. Thậm chí bạn là người dùng thông thường thì vẫn … hợp. Vấn đề chỉ là tiền mà thôi.
Các cổng cắm và kết nối rất dễ tiếp cận từ phía trước. Apple đã rất thông minh khi cho Mac Pro bật sáng các vị trí cổng cắm trên các cạnh tròn khi “cảm thấy” người dùng xoay chiếc case để cắm cáp vào. Mac Pro có tới 6 cổng Thunderbolt 2 cho phép kết nối đồng thời tới 3 màn hình 4K, đó là chưa kể tới các cổng HDMI khác.
Thiết kế nhỏ gọn của Mac Pro cũng cho phép tản nhiệt và tiêu hao năng lượng hiệu quả hơn. Apple cho biết Mac Pro mới tiết kiệm năng lượng khá nhiều so với các phiên bản trước đây. Cụ thể, Mac Pro 2013 dùng ít nhôm hơn 74%, tiêu thụ điện ít hơn 68%, và đóng gói nhẹ hơn 84% so với đời trước. Nó cũng hoạt động tĩnh lặng hơn nhờ hệ thống tản nhiệt cải tiến. Quạt sẽ thổi luồng nhiệt đi từ dưới lên trên và làm mát cho toàn bộ các thành phần của máy.
Thiết kế và công năng
Đây không phải là lần đâu tiên Apple cải tiến gần như hoàn toàn dòng máy desktop của mình. Chiếc G4 Cube trước đây cũng được coi là hiện thân của thiết kế tương lai PC. Tuy nhiên, kiểu thiết kế ấn tượng của Mac Pro mới đã được đưa lên một tầm cao trong việc tối ưu hiệu quả sử dụng và giảm thiểu tối đa diện tích của máy.
Nói đúng ra thì dòng Mac Pro đã đến lúc cần phải nâng cấp. Dạng thiết kế hình tháp hiện tại là một trong lĩnh thiết kế cổ nhất của Apple và được thay đổi rất ít kể từ thời Power Mac G5. Cho đến nay, Mac Pro vẫn chưa có USB 3.0, cổng Thunderbolt và nhiều tính năng khác mà người dùng MacBook đã có từ lâu. Vậy tại sao Apple lại cần nâng cấp Mac Pro? Một trong những lý do mà hãng này ít đầu tư cho Mac Pro là bởi đối tượng người dùng hạn hẹp và những người đó cũng không cần một chiếc Mac Pro có kiểu dáng bóng bẩy như iMac. Tuy nhiên, đã nhiều năm kể từ lần đại nâng cấp Mac Pro trước đây, ngành công nghiệp máy tính đã thay đổi rất nhiều – chuyển dần từ dạng desktop hình tháp truyền thống sang laptop, desktop “tất cả trong một”, tablet, và hiện tại là máy tính dạng mặt bàn (table PC).
Vậy làm cách nào mà Apple có thể gói gọn tất cả vào một hình trụ nhỏ gọn như Mac Pro 2013. Các thành phần của máy được lắp ráp xung quanh cái gọi là “lõi nhiệt hợp nhất”. Kiểu thiết kế này cho phép thay thế và gõ bỏ các thiết bị ra rất dễ. Tuy nhiên, nếu bạn tháo case ra thì phải ngắt cả nguồn và kết nối video. Chính vì vậy mà chỉ khi lắp case vào thì máy với chạy được.
Bên trong Mac Pro là các thanh kim loại đóng vai trò tản nhiệt và làm cấu trúc trung tâm để gắn bảng mạch và các thành phần lên đó. Ổ SSD được lắp một bên, GPU một bên và RAM ở một bên. Các khe cắm RAM là dễ tiếp cận nhất bên trong, mặc dù Apple cho biết ổ cứng SSD và card đồ họa cũng có thể tháo cắm nóng được tuy không dễ dàng như các dòng máy trước đây. Mac Pro mới cho phép cắm đồng thời tới 36 thiết bị Thunderbolt/mini-DisplayPort. Đó là chưa kể tới 3 giắc cắm kết nối với 3 màn hình 4K và 1 ngõ xuất HDMI 1.4.
Vậy Mac Pro có phải là cỗ máy “sát thủ” về hiệu suất không? Câu trả lời là “còn hơn thế nữa”. Mac Pro 2013 ghi điểm cực cao về khả năng mã hóa video và các tác vụ xử lý khác. Trong hầu hết trường hợp, Mac Pro đều mạnh hơn nhiều so với phần lớn những dòng máy desktop Windows cao cấp khác. Mặc dù đôi card videoAMD FirePro D700 không chuyên về chơi game 3D như dòng card AMD hoặc Nvidia phổ thông khác nhưng nó lại cực kỳ hiệu quả khi xử lý tín hiệu video 4K và chỉnh sửa các hiệu ứng video thời gian thực trong ứng dụng chuyên nghiệp như Final Cut. Mac Pro cũng chạy rất tốt các game “sát thủ bộ nhớ” như Call of Duty 4, hay nhưDiablo IIIvà Bioshock Infinite and Metro ở độ phân giải cao nhất.
Có thể xem Mac Pro 2013 là một tuyệt tác về thiết kế và một lần nữa nó tái khẳng định sức sáng tạo bền bỉ của Apple trong lĩnh vực PC dù cho thời gian gần đây hãng chịu nhiều chỉ trích về sức sáng tạo suy giảm.
Văn Hân