Ngược đời chuyện các “ông Vua” công nghệ cấm con mình sử dụng iPad, iPhone
Trong gia đình của Steve Jobs thậm chí đã có một lệnh cấm sử dụng iPad, iPhone vào ban đêm và cuối tuần. Điều đó có vẻ như là kỳ quặc. Thế nhưng rõ ràng là ông trùm của IT biết điều gì đó mà có thể nhiều người bình thường không biết.
Trong một cuộc phỏng vấn, phóng viên Nick Bilton của The New York Times đã hỏi Jobs: "Có lẽ các con của ông rất say mê iPad?" Và nhà báonhận được câu trả lời như sau: "Chúng không dùng iPad. Ở nhà chúng tôi thời gian sử dụng iPad bị kiểm soát "
Chúng ta có thể thấy rõ ràng người đóng góp to lớn vào sự phát triển củacông nghệ chắc chắn biết rõ tác hại của chúng với con trẻ. Và đó chính là điều chúng ta cần suy nghĩ.
Câu trả lời của ông khiến nhà báo kinh ngạc. Có lẽ anh ta nghĩ rằng trong nhà của Jobs bốn phía là các màn hình cảm ứng khổng lổ và ông phân phát iPad cho các khách mời chứ không phải là bánh kẹo. Nhưng sự thật không phải như vậy.
Thực tế là hầu hết các lãnh đạo của các công ty công nghệ và doanh nghiệp từ Thung lũng Silicon đều hạn chế thời gian trước màn hình của con cái, cho dù là máy tính, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Trong gia đình của Steve Jobs thậm chí đã có một lệnh cấm sử dụng các loại hình công nghệ này vào ban đêm và cuối tuần. Các bậc thầy khác của thế giớicông nghệ cũng làm y như vậy với con mình.
Điều đó có vẻ như là kỳ quặc. Thế nhưng rõ ràng là ông trùm của IT biết điều gì đó mà có thể nhiều người bình thường không biết.
Trong gia đình của Steven Job đã có một lệnh cấm sử dụng iPad và iPhone vào ban đêm và cuối tuần.
Chris Anderson, cựu biên tập viên của Wired, người giờ đây đã trở thành giám đốc điều hành của 3D Robotics, cũng áp đặt các quy định hạn chế sử dụng các tiện ích đối với các thành viên gia đình của mình. Thậm chí ông còn cài đặt chế độ đặc biệt để con cái không thể dùng chúng quá 2 giờ một ngày.“Các con tôi thường trách móc vợ chồng tôi rằng chúng tôi quá lo lắng tới ảnh hưởng của công nghệ. Chúng nói rằng bạn bè của chúng không bị cấm đoán như vậy” – ông kể.
Aderson có 5 con từ 6 tới 17 tuổi và quy định hạn chế này áp dụng cho tất cả.“Tôi làm thế bởi không ai rõ hơn tôi tác hại của việc quá say mê internet. Bởi chính tôi đã vấp phải những vấn đề này. Tôi không muốn các con tôi cũng sẽ bị như vậy” – ông giải thích.
Trong từ “tác hại” Anderson muốn nói về những nội dung không phù hợp và sự lệ thuộc vào công nghệ mới như nhiều người lớn đã mắc phải.
Một số nhà lãnh đạo khác thậm chí còn gay gắt hơn. Alex Constantinople, Giám đốc OutCast Agen, nói rằng cậu con trai năm tuổi của mình không được sử dụng các thiết bị công nghệ tiện ích vào mọi ngày thường trong tuần. Hai đứa con lên 10-13 tuổi của ông, có thể sử dụng máy tính bảng không quá 30 phút mỗi ngày.
Evan Williams, người sáng lập Blogger và Twitter, nói rằng hai con trai của ông cũng bị cấm như vậy. Trong nhà của ông có tới hàng trăm cuốn sách giấy, và những đứa trẻ có thể đọc chúng thoải mái. Nhưng với máy tính bảng và điện thoại thông minh thì hết sức khó khăn – chúng có thể sử dụng các thiết bị trên không quá một giờ mỗi ngày.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy trẻ con dưới 10 tuổi đặc biệt nhạy bén với các công nghệ mới và hoàn toàn có thể trở thành nô lệ của chúng. Steve Jobs đã làm đúng: các nhà nghiên cứu kết luận rằng trẻ con không nên chơi máy tính bảng hơn nửa giờ một ngày, điện thoại thông minh – không hơn 2 giờ một ngày. Trẻ em 10 tới 14 tuổi có thể sử dụng các thiết bị công nghệ nhưng chỉ sau khi làm xong các bài tập về nhà.
Nói tóm lại, phong trào cấm IT đang ngày một trở nên phổ biến trong gia đình người Mỹ. Một số gia đình cấm trẻ em sử dụng các mạng xã hội dành cho thanh thiếu niên (ví dụ Snapchat). Điều này giúp họ không phải lo lắng về những gì con cái của họ đưa lên Internet: những điều không được cân nhắc kỹ lưỡng trong thời thơ ấu có thể gây tổn hại cho tác giả của chúng trong cuộc sống trưởng thành.
Các nhà khoa học nói rằng việc hạn chế sử dụng các máy móc công nghệ có thể được dỡ bỏ khi trẻ đủ 14 tuổi. Nhưng Anderson vẫn cấm những đứa con 16 tuổi của mình không được sử dụng các loại màn hình trong phòng ngủ. Tất cả các loại – kể cả màn hình TV. Dick Costolo, CEO của Twitter, cho phép những đứa con tuổi teen của mình sử dụng các tiện ích trong phòng khách và không được phép mang chúng vào phòng ngủ.
Vậy những đứa trẻ đó sẽ giải trí bằng cái gì? Tác giả của cuốn sách về Steve Jobs nói rằng ông đã thay thế những sản phẩm mang tên ông bằng những cuộc trò chuyện, thảo luận với chúng về sách, lịch sử, về mọi thứ khác nữa. Và trong các cuộc trò chuyện đó, các con của ông chẳng bao giờ muốn lấy iPhone hay iPad ra làm gì.
Trẻ chậm nói, lập dị, cận nặng vì thường xuyên chơi với iPhone, iPad
Theo báo cáo của Common Sense Media, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp lời khuyên cho việc sử dụng phương tiện truyền thông ở trẻ em, thì việc sử dụng các thiết bị truyền thông kỹ thuật số, ví dụ như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng, video games… ở trẻ nhỏ khá phổ biến và chiếm khoảng ¼ tổng thời gian ngồi trước màn hình của trẻ em từ 0 đến 8 tuổi. Ngoài ra, 30% phụ huynh cho biết họ tải các ứng dụng về thiết bị di động của mình cho con cái sử dụng.
Chuyên gia của Anh cảnh báo, nếu cứ tiếp tục theo xu hướng này, sự trưởng thành của trẻ sẽ bị thoát ly khỏi xã hội thực tế, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện và trí lực của trẻ.
Việc trẻ nhỏ nên hay không nên sử dụng máy tính bảng, ví dụ như iPad hay các thiết bị kỹ thuật số khác, vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi. Một số người thì cho rằng trẻ nhỏ không nên tiếp xúc với các loại màn hình. Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo rằng trẻ em dưới 2 tuổi nên dành càng ít thời gian trước màn hình tivi hoặc các loại màn hình khác càng tốt.
Cận nặng vì iPad
Một em bé 2 tuổi ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) đã bị cận lên tới… 500 độ (tương đương với -5.00 diopter) vì công nghệ của Apple và vì bố mẹ bất cẩn. Em bé đã bắt đầu dùng iPad khi mới một tuổi rưỡi. Bố mẹ em đã tải rất nhiều ứng dụng trẻ em để con học và chơi, và họ hài lòng khi iPad có thể dễ dàng chăm sóc, dỗ dành em bé không khóc nhè.
Các nhà nghiên cứu từng làm một thử nghiệm: Đưa ra một đồ chơi gồm một vật đẩy và một quả bóng được thiết kế sao cho khi dùng tay đẩy vật thì quả bóng sẽ lăn lại phía trẻ. Nhóm thứ nhất được hướng dẫn, nhóm thứ hai chỉ để vật đó, không kèm chỉ dẫn nào. Kết quả: Nhóm 1 chỉ làm đúng 60%, nhóm 2 làm đúng 100%.
“Trẻ con không đi từ lý thuyết đến thực hành như người lớn mà từ thực hành đến trí khôn. Vì thế, việc con tự biết mở máy, chơi game, dùng iphone nhoay nhoáy không có gì là đặc biệt"- Thạc sĩ Phạm Đức Chuẩn giải thích.tốt nhất là không nên cho iPad nổi tiếng với màn hình có độ phân giải cao, mang lại trải nghiệm sống động, sắc nét. Tuy nhiên, để đạt được điều này, nó sử dụng công nghệ chiếu sáng ngược rất mạnh. Nhìn chằm chằm vào những màn hình như thế này sẽ khiến các cơ mắt phải căng ra và khiến trẻ bị đau đầu.
Trẻ em lại thường nhìn rất gần màn hình và nhìn chằm chằm vào đó. Ánh sáng chói của màn hình là nguyên nhân chính gây cận thị. Ngoài ra, nhìn chằm chằm vào màn hình iPad sẽ làm giảm tần suất nháy mắt và khiến mi mắt bị khô dễ bị viêm mắt. Năm ngoái, một em bé 7 tuổi ở Trung Quốc cũng đã bị tổn thương ở cổ sau khi chơi iPad một thời gian dài.
Do sự phổ biến của các thiết bị điện tử, tỷ lệ trẻ bị cận thị đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Độ tuổi của bệnh nhân cận thị ngày càng trẻ hơn và độ cận càng cao hơn. Theo các chuyên gia, các bậc cha mẹ nên thận trọng khi cho trẻ dùng iPad, dù vì mục đích để trẻ học tập sớm.
Nha Trang ( Tổng hợp)