Ra mắt Trường Đại Học CMC - Mô hình Đại học số đầu tiên của Việt Nam

16:25, 17/11/2022

Ngày 17/11, tại Hà Nội, Trường Đại Học CMC chính thức ra mắt và khai giảng khóa 1 năm học 2022 - 2023. Đại học CMC được Thủ tướng Chính phủ cho phép đổi tên từ Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu ngày 26/7/2022. Trường định hướng phát triển theo mô hình đại học số đầu tiên của Việt Nam. Đây là trường Đại Học thuộc Tập đoàn công nghệ CMC. Ngay trong kỳ tuyển sinh đầu tiên, nhà trường đã thu hút được 345 sinh viên đến từ 28 tỉnh, thành cả nước.

Ra mắt Trường Đại học CMC – mô hình Đại học số đầu tiên của Việt Nam - Ảnh 1.

Toàn cảnh Lễ ra mắt Trường Đại học CMC - Mô hình đại học số đầu tiên của Việt Nam.(Ảnh: BTC)

Phát triển từ "Đại Học thông minh, đổi mới sáng tạo" trong giai đoạn 2022 - 2032, hướng tới "Đại Học nghiên cứu" sau năm 2032, mục tiêu hàng đầu của nhà trường là trở thành một Đại Học công nghệ với các lĩnh vực đào tạo thế mạnh là khoa học máy tính, hệ thống thông tin, điện tử - viễn thông và các lĩnh vực khác gắn với yêu cầu phát triển khoa học công nghệ và kinh tế số của cả nước. Quy mô nhà trường cỡ trung từ 20 đến 30 nghìn sinh viên vào năm 2039.

“Chúng tôi hướng tới mục tiêu trở thành trường Đại Học số theo tiêu chuẩn quốc tế; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo ra những con người số - digital thinker - để chinh phục thế giới số vì một mục tiêu phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn, vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.” - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ CMC, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại Học CMC Nguyễn Trung Chính chia sẻ.

Ra mắt Trường ĐH CMC - mô hình đại học số đầu tiên  ảnh 1

Các đại biểu bấm nút ra mắt Trường Đại Học CMC. (Ảnh: BTC)

Phát biểu tại lễ ra mắt, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm nhấn mạnh: Nghị Quyết Đại hội XIII khẳng định, chuyển đổi số quốc gia là đột phá chiến lược để Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Để chuyển đổi số thành công, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng một Việt Nam số hòa bình, thịnh vượng, thì nâng cao nhận thức là tiên quyết, phát triển nguồn nhân lực số, phổ cập kỹ năng số là then chốt.

Chuyển dịch lên không gian số yêu cầu nguồn nhân lực có các kỹ năng mới, do vậy chương trình, nội dung giảng dạy cũng cần thay đổi tương ứng. Các yêu cầu kỹ năng mới đối với nguồn nhân lực cũng đòi hỏi những thay đổi trong phương thức giảng dạy, học tập…

ĐH số mà Trường  Đại Học CMC đang hướng tới với nhà đầu tư chiến lược là Tập đoàn công nghệ CMC, theo Thứ trưởng Phan Tâm, chính là lời giải cho bài toán về nhân lực số mà Việt Nam đang rất cần. Tiềm lực tài chính và công nghệ của Tập đoàn sẽ rất hữu ích cho việc chuyển đổi số hoạt động giảng dạy, học tập thông qua việc phát triển, ứng dụng các nền tảng số.

Nền tảng số cho  Đại Học sẽ cho phép triển khai các phương thức, mô hình dạy và học mới một cách nhanh chóng, hiệu quả; cho phép việc dạy và học được thực hiện mọi lúc, mọi nơi theo nhu cầu, năng lực của người học.

Ra mắt Trường ĐH CMC - mô hình đại học số đầu tiên  ảnh 2

Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh trống khai giảng khóa 1 Trường ĐH CMC. (Ảnh: BTC)

“Bộ Thông tin và Truyền thông tin tưởng Trường  Đại Học CMC sẽ có một cách tiếp cận riêng của mình về chuyển đổi số, sẽ có một Đại Học số phiên bản CMC. Trường Đại Học CMC sẽ đào tạo cho đất nước những cử nhân số, kỹ sư số, lãnh đạo số. Đây sẽ là đóng góp quan trọng của nhà trường cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng rất tin tưởng Bộ GD&ĐT đã, đang và sẽ tiếp tục ủng hộ những nỗ lực chuyển đổi số của Trường Đại Học CMC cũng như nhiều  Đại Học khác. Bởi vì bên cạnh tiềm lực tài chính, công nghệ của doanh nghiệp, để Đại Học với mô hình đào tạo số thực sự thành công còn cần nhiều cơ chế chính sách mới, có tính đột phá. Chỉ khi đó mới có thể thu hút thêm nhiều hơn nữa nguồn lực xã hội cùng chung tay giải quyết bài toán nhân lực số quốc gia.” - ông Phan Tâm chia sẻ.

Chia sẻ trong dịp này, GS.TS. Nguyễn Thị Doan - Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch danh dự Hội đồng Trường Đại Học CMC - lại chủ yếu gửi gắm đến các tân sinh viên.

Ra mat Truong Dai hoc CMC: Mo hinh dai hoc so dau tien cua Viet Nam hinh anh 2

Giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thị Doan phát biểu tại lễ ra mắt Trường Đại học CMC. (Ảnh: BTC)

GS.TS Nguyễn Thị Doan cho biết: Nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã và đang thực hiện mô hình “công dân học tập” trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cần có 3 năng lực: Năng lực tự học, học tập suốt đời; năng lực sử dụng các công cụ tương tác; năng lực xây dựng và thực hiện các mối quan hệ xã hội.

Lợi thế trong việc thực hiện năng lực này của các bạn trẻ là khả năng tự học, sáng tạo nhiều nội dung tốt; luôn tạo xu hướng mới; đam mê học tập, giải trí; thích nghi với môi trường; thay đổi và di chuyển; dám nghĩ dám làm và chấp nhận rủi ro; không thích cuộc sống quá an nhàn, sắp đặt sẵn; có nhu cầu kết nối mạnh mẽ, luôn muốn thể hiện mình. Tận dụng được lợi thế đó một cách thông minh nhất để thành công, chúng ta phải quản trị thời gian cho thật tốt.

“Hy vọng rằng sau 3 năm học tập, các sinh viên hôm nay sẽ trưởng thành toàn diện, trở thành “công dân toàn cầu” và thành công. Gia đình, thầy cô giáo và đất nước đang mong đợi các công dân ấy.” - GS.TS Nguyễn Thị Doan bày tỏ.

Ra mắt Trường ĐH CMC - mô hình đại học số đầu tiên  ảnh 4

Trường Đại Học CMC đã tổ chức ký kết các văn bản ghi nhớ với các đơn vị.(Ảnh: BTC)

Cũng tại lễ ra mắt và khai giảng khóa 1, Trường Đại Học CMC đã tổ chức ký kết các văn bản ghi nhớ với các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn CMC, các tổ chức đối tác quan trọng hàng đầu quốc tế, bao gồm: Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Học viện Máy tính Kyoto (KCG), Trường Sau Đại Học Công nghệ Thông tin Kyoto (KCGI).

Dịp này, nhà trường đã vinh danh các tân sinh viên có thành tích xuất sắc, đạt các suất học bổng từ 50-100% trong quỹ học bổng “CMC - Vì bạn xứng đáng” tổng trị giá 69 tỷ đồng trong năm 2022.

PV