SoftMaker Office 2010: Bộ ứng dụng văn phòng nhỏ gọn, đa năng.

00:00, 25/02/2010

Sau khi nổi tiếng ở phiên bản miễn phí 2006, SoftMaker Software tiếp tục tung ra nhiều phiên bản mới với nhiều cải tiến và bổ sung vượt trội, đặc biệt là ở phiên bản 2010. Tuy không thể so sánh với “bậc anh cả” Microsoft Office, nhưng SoftMaker Office được nhiều người dùng biết đến về khả năng đáp ứng các nhu cầu đa dạng mà một tiện ích văn phòng cần có, và một khả năng đáng nể không thể bỏ qua là chiếm rất ít tài nguyên hệ thống (rất thích hợp cho những máy có cấu hình tương đối yếu).
 
Bộ ứng dụng văn phòng SoftMaker Office 2010 gồm có các ứng dụng: BasicMaker 2010-một tiện ích tương tự Notepad của Windows, PlanMaker 2010-xử lý bảng tính, SoftMaker Presentations 2010 -tạo các bài thuyết trình, trình diễn, TextMaker 2010-xử lý văn bản. Các ứng dụng này điều tương thích tốt với các hệ điều hành Windows XP/2003/Vista/7, hỗ trợ các bộ gõ tiếng Việt, hỗ trợ đọc và lưu các tập tin có định dạng Microsoft Office và OpenOffice, trích xuất nhanh chóng ra định dạng PDF,…
 


Phần mềm SoftMaker Office 2010 có dung lượng cài đặt 126MB, bạn có thể tải bản đầy đủ tại địa chỉ:

 

Sau khi tải về, bạn hãy tiến hành cài đặt và đăng kí cho chương trình. Trong quá trình cài đặt, bạn cần chọn một trong ba hình thức: Typical-dành cho người dùng phổ thông hoặc những bạn mới làm quen với việc cài đặt phần mềm; Custom- dành cho người dùng chuyên nghiệp, có thể thay đổi một số thiết lập cài đặt mặc định; Complete-cài đặt đầy đủ các tính năng. Khi xong, bạn vào menu Start > All Programs > SoftMaker Office 2010 > rồi chọn một trong bốn ứng dụng đã giới thiệu: BasicMaker, PlanMaker, SoftMaker Presentations, TextMaker.

 

1. TextMaker 2010:
 
            Khi bước vào giao diện, bạn sẽ cảm thấy một giao diện thân thiện giống như Microsoft Word, gồm có: thanh tiêu đề, thanh thực đơn, thanh công cụ chuẩn (Standard), thanh công cụ định dạng (Formatting), thanh trạng thái (Status bar). Bạn nhấn chuột phải vào vùng trống trên thanh công cụ chuẩn để thêm các thanh tính năng khác như Forms, Mail merge, Statistics,…Một số tính năng soạn thảo văn bản của TextMaker 2010:
 

-Định dạng kí tự: Để thay đổi một số thiết lập về kí tự, bạn vào menu Format > chọn Character. Trong thẻ Font ở cửa sổ hiện ra, bạn có thể chọn lại font chữ (Typeface), kích thước chữ (Size), kiểu chữ (Style), ngôn ngữ (Language), màu chữ (Text color), màu nền (Background color), cách dạng gạch chân chữ (Underline),…


-Định dạng đoạn văn: Bạn vào menu Format > chọn Pharagraph > trong cửa sổ hiện ra chọn thẻ Pharagraph: thay đổi các số ở ba mục khung Indents để canh lề theo kích thước, nhấn vào nút xổ xuống ở Alignment để tự động canh lề, khoảng cách giữa các hàng trong khung Line spacing. Trong thẻ Borders, bạn chọn đường viền bao quanh phần văn bản đã chọn: Line style -kiểu nét vẽ, Thickness-độ đậm của nét vẽ, Color -màu sắc.
 
-Thay đổi số cột trên một trang: Mặc định, bạn nhập văn bản vào một trang chỉ theo một cột nhưng có thể thay đổi lại bằng cách chọn Format > Section. Đầu tiên, bạn nhấn chọn số lượng cột cần thay đổi trong khung Resets hoặc nhập số cột, độ rộng, khoảng cách giữa các cột ở khung Columns.
 
-Chèn các trường vào văn bản: Bạn đặt trỏ chuột ở vị trí cần chèn, rồi vào menu Insert > chọn Field, chọn các kiểu ở khung Field style: Creation date-ngày tạo tài liệu, Creation time-thời điểm khởi tạo tài liệu, Date last changed-ngày lưu tài liệu gần nhất, Database field-chèn cơ sở dữ liệu, Page number-số trang của trang hiện tại, Page count-tổng số trang, File name-tên và đường dẫn vào tài liệu, …Ngoài ra, bạn còn có thể chèn thêm phần nội dung vào đầu trang (Go to Header) và chân trang (Go to Footer) ở menu Insert.

 


 
-Làm việc với các đối tượng đồ họa: Phần lớn các công cụ liên quan được tập trung ở menu Object. Để mở thanh công cụ Object, bạn vào menu Object chọn New Text Frame. Trên thanh này gồm có các công cụ: Insert text frame-chèn văn bản, Insert picture frame-chèn hình ảnh, Insert OLE object frame-chèn các đối tượng OLE, Insert Equation Editor object-chèn các công thức toán, Draw a line-vẽ đường thẳng, Scribble-tạo chữ viết tay, Draw a curve-vẽ đường cong, Insert arrow-chèn mũi tên, Draw a straight connector-vẽ các dây nối thẳng, Draw a curved connector-vẽ các dây nối đường cong, Draw a rectangle-vẽ hình chữ nhật, Draw a rounded rectangle-vẽ hình chữ nhật tròn góc, Draw an ellipse-vẽ hình tròn, elip.
 


 
-Tạo biểu mẫu đăng kí (form): Công cụ này giúp bạn tạo nhanh biểu mẫu thu thập thông tin về một vấn đề cần điều tra. Đầu tiên, bạn nhấn chuột phải vào thanh công cụ chuẩn chọn Forms để đưa thanh công cụ này ra cửa sổ làm việc. Một số công cụ giúp tạo các dạng biểu mẫu như: Insert text frame-tạo khung điền nội dung văn bản, Insert checkbox frame-tạo ô vuông lựa chọn, Insert dropdown frame-dạng xổ xuống với nhiều lựa chọn, …Khi xong, bạn cần tạo hiệu ứng bóng mờ để làm nổi bật các nơi cần điền thông tin bằng công cụ Turn form object shading on/off và khóa các chủ đề lại bằng Switch forms mode on/off.
 
-Máy tính tích hợp: Một tính năng thông minh của TextMaker, để gọi máy tính này bạn vào menu Insert > chọn Calculation. Trong cửa sổ hiện ra, bạn nhập biểu thức cần tính vào ô Formula với các phép toán thông thường ở khung Operator và các phép toán phức tạp trong khung Function.
 

-Thiết lập thuộc tính của tài liệu: Bạn vào menu File > chọn Properties rồi điền các thông tin cần thiết: Title-tiêu đề, Subject-chủ đề, Author-tác giả, Description-những ghi chú, ở thẻ Summary. Nếu là tài liệu quan trọng thì bạn nên thiết lập mật khẩu bảo vệ, với một trong ba hình thức: Write protection-tài liệu không lưu được khi đã thay đổi nội dung, kể cả bạn lưu với tên khác; Read protection-tài liệu không hiển thị khi bạn chưa nhập đúng mật khẩu, Protection depending on password-tài liệu được bảo vệ theo cả hai hình thức đọc và viết với hai mật khẩu khác nhau.
 

-Xuất ra định dạng PDF: Bạn vào menu File > chọn Export as PDF hoặc nhấn vào biểu tượng trên thanh công cụ chuẩn. Trong cửa sổ PDF Export, bạn chọn một trong ba hình thức: All-tất cả các trang, Curren page-trang hiện tại, Pages-chỉ định trang cần chuyển sang PDF. Bạn có thể đánh dấu kiểm vào ô Create interactive form để giữa nguyên hoạt động của biểu mẫu.

 

2. PlanMaker 2010:
 

Một ứng dụng xử lý bảng tính tương tự như Microsoft Excel, ngoài những tính năng tương tự với TextMaker 2010 thì chương trình còn có nhiều tính năng nổi trội.

-Tìm kiếm và thay thế từ hoặc cụm từ: Bạn vào menu Edit > chọn Search > rồi nhập vào ô Search for nội dung cần tìm. Nếu cần thay thế cụm từ đã tìm thì bạn nhấn vào thẻ Replace, nhập cụm từ mới cần thay thế ở ô Replace with. Khi xong, bạn nhấn nút Search để bắt đầu tiến trình tìm kiếm, rồi nhấn Replace hoặc Replace all.

-Chèn các dạng biểu đồ: Trên thanh công cụ chuẩn, bạn nhấn vào biểu tượng Insert chart frame ( <!--[if !vml]--><!--[endif]--> ) rồi chọn một trong 13 dạng biểu đồ mà chương trình cung cấp ở khung Chart type: Columns-biểu đồ hình cột, Bars-biểu đồ hình cột nằm ngang, Lines-đường biểu diễn, Bubbles-biểu đồ bong bóng, Surface-biểu đồ 3D, Pie-biểu đồ hình tròn,…


-Cố định hàng, cột: Để luôn hiển thị một số hàng và cột nhất định khi kéo thanh trượt bên phải hoặc phía dưới cửa sổ, bạn cần đạt trỏ chuột ở ô đối diện với ô giao cột cuối và hàng cuối, rồi chọn View > Freeze.

3. SoftMaker Presentations 2010


Khi đã quen với các công cụ, tính năng đã giới thiệu ở TextMaker 2010, PlanMaker 2010 thì bạn có thể dễ dàng thao tác trên SoftMaker Presentations-một ứng dụng trình chiếu. Với một thư viện hiệu ứng được cung cấp sẵn, tuy không nhiều bằng Microsoft PowerPoint nhưng cũng đủ để làm cho bài thuyết trình của bạn thêm sinh động và hấp dẫn. Về các tính năng của SoftMaker Presentations thì không thể giới thiệu đầy đủ và chi tiết trong khuôn khổ bài viết này. Nhưng tin chắc rằng trong quá trình sử dụng, bạn sẽ phát hiện cho mình rất nhiều tính năng hay và hữu ích.

                                                                                                                                                             Bùi Thanh Liêm

 












TIN LIÊN QUAN