Thay đổi nhờ cải tiến năng suất
Nhờ áp dụng các công cụ cải tiến năng suất mà nhiều doanh nghiệp trên cả nước đã nâng cao sức cạnh tranh và có những bước tăng trưởng mạnh, vượt qua những thách thức, khó khăn trong tình hình mới.
- PC Vĩnh Phúc: Ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động
- Năng suất hơn - hiệu quả hơn với lưới điện thông minh
- Nâng cao năng suất làm việc bằng giải pháp lập trình và gỡ lỗi đa tính năng
- Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng: Năm 2022 năng suất khối viễn thông phải tăng 30%
- Giải pháp công nghệ AI giúp nâng cao năng suất lao động
Giảm chi phí, tăng doanh thu
Nhận thức rõ tầm quan trọng của áp dụng các công cụ cải tiến, năm 2017 Công ty Cổ phần kết cấu thép Đại Dũng miền Trung đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 đã nghiên cứu, triển khai công cụ MFCA (Hạch toán chi phí dòng nguyên liệu). Theo đó, nhóm phụ trách MFCA tại công ty đã chia quy trình sản xuất thành 7 công đoạn; trong đó chi phí lớn nhất nằm ở công đoạn 1 và công đoạn 7.
Dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH Tương lai được áp dụng các công cụ cải tiến năng suất. |
Ông Võ Đình Tân – Đại diện Công ty Cổ phần kết cấu thép Đại Dũng miền Trung - cho biết, nhờ áp dụng MFCA, công ty đã giảm thiểu tối đa phần phế liệu chảy ra trong quá trình sản xuất. “Trước khi áp dụng MFCA, các nguyên vật liệu của công ty như thép thấm, thép hình chưa được kiểm soát chặt chẽ và bị lãng phí, tạo ra những sản phẩm sai hỏng, chờ tận dụng và có những sản phẩm không tận dụng được” - ông Tân nói.
Ông Tân tính toán, chi phí trước khi áp dụng MFCA ở công đoạn 1 là 31.963.000 đồng, đối với lô sản xuất 15 cây kèo đỉnh; còn chi phí ở công đoạn 7 là 394.000 đồng. Sau khi áp dụng MFCA, chi phí ở công đoạn 1 đã giảm 14% và giảm 50% ở công đoạn 7. Nếu nhân với số lô sản xuất, thì ước tính, trong 1 tháng MFCA giúp công ty tiết kiệm được 117 triệu đồng và trong 1 năm là 1,4 tỷ đồng.
Tăng năng suất, sản lượng
Một minh chứng khác cho việc doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động nhờ các công cụ cải tiến năng suất đó là Công ty TNHH Tương Lai – một doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai chuyên sản xuất các sản phẩm cao su và nhựa kỹ thuật phục vụ cho các ngành ôtô, xe gắn máy, thực phẩm, y tế. Mặc dù công ty đã áp dụng các công cụ quản lý hệ thống chất lượng, công cụ cải tiến năng suất Kaizen… Tuy nhiên, phải sau khi tham gia Dự án năng suất tổng thể của Bộ Công Thương, hiệu quả hoạt động của công ty đã được nâng cao.
Theo ông Trương Quốc Cường – Tổng giám đốc Công ty TNHH Tương Lai, doanh nghiệp này chỉ thực sự thay đổi khi tham gia Dự án năng suất tổng thể năm 2018, do Viện Năng suất Việt Nam chủ trì triển khai. Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu thực trạng sản xuất của công ty, các chuyên gia tư vấn nhận ra rằng, công ty có chú trọng đầu tư công nghệ mới, đổi mới thiết bị nhưng hiện tại mới khai thác 60-70% thiết bị, do thiếu đầu ra, điều phối sản xuất chưa tốt và nhiều lãng phí.
Từng giải pháp được đưa ra, theo đó tính toán rất kỹ lộ trình áp dụng vừa phù hợp với lịch sản xuất, vừa phù hợp với mức tài chính của công ty. Con số sơ bộ sau 10 tháng áp dụng các giải pháp cải tiến năng suất tổng thể, được thể hiện qua việc khảo sát nhanh với 10 khách hàng lớn, thân thiết của công ty cho thấy sự phàn nàn của khách hàng về tiến độ giao hàng đã giảm xuống đáng kể. Không chỉ năng suất lao động chung của công ty tăng 20% mà riêng phân xưởng cao su, sản lượng đã tăng gấp 3 lần/lao động. Đặc biệt, trước kia, mỗi tháng công ty có tới 1-2 vụ khách hàng khiếu nại về tiến độ giao hàng, về sai mã sản phẩm, thì nay vài tháng mới phát sinh một vụ. Chất lượng sản phẩm được cải thiện tốt hơn nhiều qua các đánh giá tích cực từ khách hàng.
Ông Trương quốc Cường – Tổng giám đốc Công ty TNHH Tương Lai: Trước dùng máy sản xuất khuôn nhỏ, một lần ra được 49 sản phẩm, nay đầu tư máy lớn, một lần ra 144 sản phẩm. Năng suất tăng 300%, tỷ lệ hoàn thành lệnh sản xuất đã tăng từ 85-86% lên 98%.
Theo/congthuong.vn