Tội ác khôn lường từ thời trang giá rẻ

06:42, 27/05/2015

Quần áo chúng ta mặc hàng ngày được mua với đúng giá trị của nó hay chưa? Là thông điệp của một bộ phim tài liệu mới về những hiểm họa từ ngành công nghiệp thời trang, sẽ được phát hành rộng khắp thế giới trong tuần tới.

Bộ phim là một cuộc điều tra về sâu rộng về những nỗi đau và những tổn thương của ngành sản xuất, kinh doanh thời trang. Bao trùm lên từng thước phim là hình ảnh những đứa trẻ dị tật – nạn nhân của thuốc trừ sâu ở vùng vành đai trồng Bông tại Ấn Độ, hình ảnh tang thương, chết chóc của vụ sụp đổ nhà máy thời trang Rana Plaza năm 2013 tại Bangladesh, hình ảnh những con sông Ấn Độ bẩn thỉu và đục ngầu bọt hóa chất từ các nhà máy may thời trang thải ra và hình ảnh hàng núi quần áo bỏ đi tại Haiti.

Hình ảnh núi quần áo bỏ đi tại Haiti

Shima Akhter – một công nhân của nhà máy thời trang tại Bangladesh xuất hiện trong một đoạn phim cho biết, những người công nhân ở nhà máy này đều tin rằng những bộ quần áo ở đây được làm bằng máu của họ. Họ mong muốn nhưng người chủ của những nhà máy này phải nhận thức rõ được những hiểm họa khôn lường từ chính những ngành nghề sản xuất kinh doanh của mình và từ đó có những giải pháp xử lý triệt để.

Phóng viên trong phim cũng phỏng vấn một ông chủ nhà máy sản xuất đồ thời trang, ông này nói, những áp lực không ngừng để sản xuất ra những bộ thời trang có giá thành thấp là nguyên nhân dẫn đến những tình trạng sản xuất không an toàn. Có một câu hỏi dành cho những người đứng đầu một công ty Tư vấn kinh doanh bền vững Eco-Age đó là: việc mua một chiếc áo phông giá 5 USD hoặc 1 chiếc quần Jean giá 20 USD thì đã đúng giá trị thực của nó hay chưa?

Bộ phim đã tái hiện đầy đủ những điều làm cho người xem cảm thấy vô cùng lo ngại với những hình ảnh và con số không tưởng. Cụ thể, trong vòng 15 năm qua, đã có 250.000 người nông dân trồng Bông ở Ấn Độ đã tự tử, do họ bị ngập sâu trong những khoản vay để mua hạt giống biến đổi gien và không còn khả năng chi trả. Mỗi năm, trên toàn thế giới có tới 80 tỷ mảnh vải được bán ra, tăng 400% so với hai thập kỷ qua. Hàng năm, Hoa Kỳ đầu tư thêm 82 Bảng cho ngành dệt may. Chỉ có 10% số quần áo được bán ra tại các cửa hàng từ thiện, số còn lại kết thúc ở các bãi chôn lấp hoặc trôi nổi ở thị trường các nước đang phát triển. Nhiều người khi được hỏi đều có chung 1 câu trả lời rằng họ hoàn toàn mù thông tin và chưa bao giờ nghĩ quá lần thứ hai về những bộ quần áo mà họ đã mặc.

 

Trailer của Bộ phim The True Cost

Đạo diễn của Bộ phim ông Andrew Morgan cho biết, hình ảnh những đứa trẻ đáng thương bằng tuổi các con của ông khi chúng đang kiếm ăn xung đống đổ nát của nhà máy Rana Plaza đã chạm đến tận cùng trái tim và đã thôi thúc ông thực hiện bộ phim này. Ông nói, những thay đổi mang tính hệ thống là cần thiết với ngành thời trang cũng như các ngành nghề khác vì tình trạng ỗ nhiễm môi trường hoặc điều kiện làm việc không an toàn…đã không được tính cộng vào giá thành bán ra của sản phẩm. Thông qua bộ phim, ông kêu gọi những người tiêu dùng đã đến lúc phải thoát ra khỏi guống quay mua sắm nhiều quần áo và với mức giá rẻ mạt, tránh xa khỏi những gì đang thuộc về “thời trang tức thời”, nên mua sắm ít và mua những sản phẩm được sản xuất an toàn.

Hoàng Hải