Trung Quốc không đủ sức sản xuất hệ điều hành riêng
06:29, 01/04/2013
Các công ty công nghệ của Trung Quốc đã từng thử mình với hệ điều hành PC và trong số đó, StartOS được coi là HĐH ổn nhất từng được nước này sản xuất (cho dù nó chạy trên nền Linux). Tuy nhiên, phần lớn thế giới vẫn đang sử dụng Windows, OS X, Linux và tất cả chúng đều được phát triển bởi các quốc gia bên ngoài Trung Quốc. Thậm chí trong thế giới HĐH của smartphone, chưa có bất cứ quốc gia nào vượt qua cái bóng của Android và iOS và hầu hết các HĐH “độc lập” của Trung Quốc đều dựa trên nền tảng Android.
Vài ngày trước, Ji Yongqing (một phóng viên công nghệ và tác giả của nhiều cuốn sách về nền công nghiệp công nghệ thông tin của Trung Quốc) đã đưa ra các vấn đề liên quan tới HĐH và chỉ ra 3 lý do tại sao Trung Quốc không thể sản xuất ra HĐH “xài được”.
Dưới đây là những luận điểm của Ji về nền công nghiệp phần mềm của Trung Quốc, người viết vẫn giữ nguyên ngôi thứ nhất nhằm đảm bảo độ chính xác của bài viết.
1. Thiếu sức mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D) cơ bản
Hoa Kỳ đã phát triển toàn diện chu trình R&D khép kín theo mô hình “nhà nước – nhà trường – nhà máy”. Theo đó, nhà nước định hướng, nhà trường thực hiện công tác nghiên cứu cơ bản và các nhà máy, các khu công nghiệp tạo ra sản phẩm. Khác với cường quốc số một thế giới, Trung Quốc vẫn chỉ tập trung sản xuất theo hướng “nhanh – gọn”, cụ thể, chính phủ trực tiếp yêu cầu các trường đại học và các công ty làm ra sản phẩm và không cần nghiên cứu hướng đi lâu dài cho đầu ra. Từ đó, các nhà máy sản xuất liên tục phải thay đổi phương thức sản xuất cùng với sự xuất hiện của tầm nhìn chiến lược ngắn hạn đã dẫn tới hệ quả là sự phung phí tiền bạc, sai lầm trong công tác nghiên cứu - phát triển và sự bó hẹp trong khả năng vượt qua các nước phương Tây.
Điển hình như ngành công nghiệp TV, khi các quốc gia khác đã có những thành tựu trong việc nghiên cứu màn hình LCD, Trung Quốc vẫn đang “ngủ quên” trên ngôi vua với màn hình CRT. Nhưng, khi thế giới biết đến màn hình LCD, Trung Quốc lại lỡ nhịp với thế giới khi không bắt kịp với xu thế thời đại.
Trở lại với câu chuyện về HĐH, trong quá khứ, Trung Quốc cũng chỉ biết ngậm ngùi sử dụng HĐH máy tính của các nước khác vậy thì giờ đây có thể có bao nhiêu phần trăm cơ hội tạo ra được một HĐH điện thoại đủ sức cạnh tranh với “trời Tây”? Nếu không ai gieo mầm xuống đất thì làm sao có thể thụ hưởng bóng mát từ chính cái cây mình trồng nên?
2. Thiếu lập trình viên tâm huyết với nghề
Trong thời gian qua, tôi từng được nghe câu chuyện về một tập đoàn công nghệ đưa các nhân viên của mình tới thung lũng Silicon và thuê các chuyên gia ở đây đào tạo cho các nhân tài của mình. Công ty này gặp phải một vấn đề tương đối nghiêm trọng: các tài năng trẻ sau khi được đào tạo nhiều năm lại không muốn quay về nước làm việc.
Có thể bạn nghĩ rằng điều này hơi khác thường đối với một quốc gia phát triển bậc nhất châu Á như Trung Quốc không thiếu các lập trình viên, vậy tại sao lại phải đưa người của mình tới Mỹ để học tập? Vấn đề chủ yếu ở đây chính là các lập trình viên của đất nước nhiều nhan nhản với đủ mọi trình độ khác nhau, nhưng lại rất khó để tìm ra những người thực sự tâm huyết với mục tiêu phát triển chung.
Trung Quốc vẫn tập trung quá nhiều vào lợi nhuận và bỏ qua các ý tưởng, trong khi đó để sản xuất ra một HĐH hoàn chỉnh, các lập trình viên cần một thời gian dài để nghiên cứu và khả năng thành công tương đối thấp (nhất là trong bối cảnh hiện nay) nên nhiều công ty trong nước không dám đầu tư vào. Thay vào đó, họ thường sử dụng mã nguồn mở Linux làm nền tảng nhưng lại không góp phần nâng cấp và cải thiện nền tảng này.
Điều này cũng có ảnh hưởng tiêu cực đối với các lập trình viên khi họ không có động lực thúc đẩy nghiên cứu phần mềm và có xu hướng tập trung vào các ứng dụng “ra tiền và có tiếng”. Thậm chí trong ngành công nghiệp Internet hiện nay, mọi người chỉ nói về các nhà quản lý – những người lèo lái và đề xuất ý tưởng cho sản phẩm và bỏ quên các lập trình viên – kiến trúc sư tạo nên các phần mềm và vai trò của họ của họ cũng quan trọng không thua kém gì những người lãnh đạo.
3. Thiếu hệ sinh thái
Cho dù nếu Trung Quốc có thể tạo ra chuẩn mực công nghệ của chính mình, thì cũng không thể đưa nó ngang tầm thế giới và khi đó chưa hoàn toàn gọi là thành công. Để làm được điều này, Trung Quốc cần xóa bỏ hình ảnh sống biệt lập và hướng tới thế giới, hợp tác với các công ty liên doanh phần cứng và phần mềm nhằm tạo ra một hệ sinh thái công nghệ hiệu quả. Tuy nhiên, đây lại là điều chúng ta yếu nhất.
Trước kia chúng ta thường hoạt động độc lập trong bóng tối và không bao giờ “hứng mũi chịu sào” trên mặt trận. Giống như khi chúng ta tạo ra một vài sản phẩm công nghệ của riêng mình như chip Loongson, WAPI hay TD-SCDMA, chúng ta cũng vẫn không thể mở rộng chúng thành một hệ sinh thái phục vụ mục tiêu lâu dài. Rõ ràng, hệ quả của hành động thiếu khôn khéo này chính là thất bại của chính chúng ta.
Nguyên nhân chủ yếu của hệ quả trên chính là việc chúng ta thiếu “bệ phóng ba tầng”: Nghiên cứu – phát triển, các lập trình viên tâm huyết và một hệ sinh thái, từ đó, “vệ tinh” công nghệ của chúng ta không thể vươn tới trời xa. Đó là lý do tại sao tôi không kì vọng nhiều vào HĐH điện thoại “made in China” của nước mình nếu Huawei, Alibaba, Tencent, Baidu và các công ty tiềm năng khác không thực sự đặt trái tim và khối óc của mình vào công việc. Tôi cho rằng tương lai cho sản phẩm của Trung Quốc còn rất dài.
Theo genk
StartOS là HĐH "dùng tạm" của Trung Quốc trong thời điểm hiện nay
Vài ngày trước, Ji Yongqing (một phóng viên công nghệ và tác giả của nhiều cuốn sách về nền công nghiệp công nghệ thông tin của Trung Quốc) đã đưa ra các vấn đề liên quan tới HĐH và chỉ ra 3 lý do tại sao Trung Quốc không thể sản xuất ra HĐH “xài được”.
Dưới đây là những luận điểm của Ji về nền công nghiệp phần mềm của Trung Quốc, người viết vẫn giữ nguyên ngôi thứ nhất nhằm đảm bảo độ chính xác của bài viết.
1. Thiếu sức mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D) cơ bản
Hoa Kỳ đã phát triển toàn diện chu trình R&D khép kín theo mô hình “nhà nước – nhà trường – nhà máy”. Theo đó, nhà nước định hướng, nhà trường thực hiện công tác nghiên cứu cơ bản và các nhà máy, các khu công nghiệp tạo ra sản phẩm. Khác với cường quốc số một thế giới, Trung Quốc vẫn chỉ tập trung sản xuất theo hướng “nhanh – gọn”, cụ thể, chính phủ trực tiếp yêu cầu các trường đại học và các công ty làm ra sản phẩm và không cần nghiên cứu hướng đi lâu dài cho đầu ra. Từ đó, các nhà máy sản xuất liên tục phải thay đổi phương thức sản xuất cùng với sự xuất hiện của tầm nhìn chiến lược ngắn hạn đã dẫn tới hệ quả là sự phung phí tiền bạc, sai lầm trong công tác nghiên cứu - phát triển và sự bó hẹp trong khả năng vượt qua các nước phương Tây.
Công tác nghiên cứu và phát triển vẫn cần được đầu tư nhiều hơn nữa
Điển hình như ngành công nghiệp TV, khi các quốc gia khác đã có những thành tựu trong việc nghiên cứu màn hình LCD, Trung Quốc vẫn đang “ngủ quên” trên ngôi vua với màn hình CRT. Nhưng, khi thế giới biết đến màn hình LCD, Trung Quốc lại lỡ nhịp với thế giới khi không bắt kịp với xu thế thời đại.
Trở lại với câu chuyện về HĐH, trong quá khứ, Trung Quốc cũng chỉ biết ngậm ngùi sử dụng HĐH máy tính của các nước khác vậy thì giờ đây có thể có bao nhiêu phần trăm cơ hội tạo ra được một HĐH điện thoại đủ sức cạnh tranh với “trời Tây”? Nếu không ai gieo mầm xuống đất thì làm sao có thể thụ hưởng bóng mát từ chính cái cây mình trồng nên?
2. Thiếu lập trình viên tâm huyết với nghề
Trong thời gian qua, tôi từng được nghe câu chuyện về một tập đoàn công nghệ đưa các nhân viên của mình tới thung lũng Silicon và thuê các chuyên gia ở đây đào tạo cho các nhân tài của mình. Công ty này gặp phải một vấn đề tương đối nghiêm trọng: các tài năng trẻ sau khi được đào tạo nhiều năm lại không muốn quay về nước làm việc.
Liệu có bao nhiêu lập trình viên thực sự tâm huyết với nghề?
Có thể bạn nghĩ rằng điều này hơi khác thường đối với một quốc gia phát triển bậc nhất châu Á như Trung Quốc không thiếu các lập trình viên, vậy tại sao lại phải đưa người của mình tới Mỹ để học tập? Vấn đề chủ yếu ở đây chính là các lập trình viên của đất nước nhiều nhan nhản với đủ mọi trình độ khác nhau, nhưng lại rất khó để tìm ra những người thực sự tâm huyết với mục tiêu phát triển chung.
Trung Quốc vẫn tập trung quá nhiều vào lợi nhuận và bỏ qua các ý tưởng, trong khi đó để sản xuất ra một HĐH hoàn chỉnh, các lập trình viên cần một thời gian dài để nghiên cứu và khả năng thành công tương đối thấp (nhất là trong bối cảnh hiện nay) nên nhiều công ty trong nước không dám đầu tư vào. Thay vào đó, họ thường sử dụng mã nguồn mở Linux làm nền tảng nhưng lại không góp phần nâng cấp và cải thiện nền tảng này.
Linux - lá bài tủ của HĐH Trung Quốc
Điều này cũng có ảnh hưởng tiêu cực đối với các lập trình viên khi họ không có động lực thúc đẩy nghiên cứu phần mềm và có xu hướng tập trung vào các ứng dụng “ra tiền và có tiếng”. Thậm chí trong ngành công nghiệp Internet hiện nay, mọi người chỉ nói về các nhà quản lý – những người lèo lái và đề xuất ý tưởng cho sản phẩm và bỏ quên các lập trình viên – kiến trúc sư tạo nên các phần mềm và vai trò của họ của họ cũng quan trọng không thua kém gì những người lãnh đạo.
3. Thiếu hệ sinh thái
Cho dù nếu Trung Quốc có thể tạo ra chuẩn mực công nghệ của chính mình, thì cũng không thể đưa nó ngang tầm thế giới và khi đó chưa hoàn toàn gọi là thành công. Để làm được điều này, Trung Quốc cần xóa bỏ hình ảnh sống biệt lập và hướng tới thế giới, hợp tác với các công ty liên doanh phần cứng và phần mềm nhằm tạo ra một hệ sinh thái công nghệ hiệu quả. Tuy nhiên, đây lại là điều chúng ta yếu nhất.
Trước kia chúng ta thường hoạt động độc lập trong bóng tối và không bao giờ “hứng mũi chịu sào” trên mặt trận. Giống như khi chúng ta tạo ra một vài sản phẩm công nghệ của riêng mình như chip Loongson, WAPI hay TD-SCDMA, chúng ta cũng vẫn không thể mở rộng chúng thành một hệ sinh thái phục vụ mục tiêu lâu dài. Rõ ràng, hệ quả của hành động thiếu khôn khéo này chính là thất bại của chính chúng ta.
"Chúng ta xóa bỏ hình ảnh sống độc lập và hướng tới thế giới"
Nguyên nhân chủ yếu của hệ quả trên chính là việc chúng ta thiếu “bệ phóng ba tầng”: Nghiên cứu – phát triển, các lập trình viên tâm huyết và một hệ sinh thái, từ đó, “vệ tinh” công nghệ của chúng ta không thể vươn tới trời xa. Đó là lý do tại sao tôi không kì vọng nhiều vào HĐH điện thoại “made in China” của nước mình nếu Huawei, Alibaba, Tencent, Baidu và các công ty tiềm năng khác không thực sự đặt trái tim và khối óc của mình vào công việc. Tôi cho rằng tương lai cho sản phẩm của Trung Quốc còn rất dài.
Theo genk