Vì sao phải 'Make in Vietnam' thay vì 'Made in Vietnam'?
'Make in Vietnam' là một cách chơi chữ so với cụm từ “Made in Viet Nam” nhằm nhấn mạnh vào sự chủ động sáng tạo, thiết kế các sản phẩm công nghệ cao của người Việt.
- Bộ TT&TT phát động giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam" 2020
- Lần đầu tiên tổ chức Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam”
- Giải pháp thanh toán cước taxi không dùng tiền mặt “Make in Vietnam”
- Điện thoại Vsmart Aris 5G "Make in Vietnam" gây "sốt" Cộng đồng Quốc tế
- Các nền tảng “Make in Vietnam” là giải pháp quan trọng đẩy nhanh chuyển đổi số
- Chủ tịch VFOSSA: Phần mềm nguồn mở đóng vai trò nền tảng phát triển các ứng dụng "Make in Viet Nam" tự chủ, an toàn và bảo mật
- “Make in Vietnam” mang khát vọng cho Việt Nam thành cường quốc công nghệ
Hẳn nhiều người sẽ thắc mắc khi đọc dòng chữ “Make in Vietnam”. Đây là slogan được Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đặt ra với mục đích thúc đẩy ngành công nghiệp ICT trong nước. Do đó, có rất nhiều thông điệp được ẩn giấu trong slogan này.
Nếu “Made in Vietnam" gắn liền với nội hàm chỉ nơi xuất xứ, tỷ lệ nội địa hóa, thuế quan, xuất nhập khẩu thì slogan “Make in Vietnam" do Bộ TT&TT khởi xướng lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác.
“Make in Vietnam” là thuật ngữ nhằm truyền tải chiến lược, lời hiệu triệu và sự chuyển dịch hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp đã hưởng ứng lời hiệu triệu "Make in Vietnam" của Bộ TT&TT. Ảnh: Trọng Đạt |
Giống với ý nghĩa của cụm từ này, “Made in Vietnam” không quan tâm tới công nghệ được nhập khẩu từ đâu, việc sản xuất là lắp ráp hay nghiên cứu chế tạo, miễn các giá trị đó sản sinh tại Việt Nam càng nhiều càng tốt.
Còn với “Make in Vietnam", Bộ TT&TT muốn có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế một cách chủ động, để từ đó cho ra đời các sản phẩm công nghệ số Việt Nam.
Khi thực hiện chiến lược “Make in Vietnam", các doanh nghiệp sẽ phải sáng tạo nhiều hơn, thiết kế nhiều hơn, nhờ vậy phát huy động trí tuệ Việt Nam, giải quyết được bài toán Việt Nam. Giá trị gia tăng tại Việt Nam vì thế cũng sẽ cao hơn so với việc chỉ đơn thuần là gia công, lắp ráp.
Thông qua chiến lược “Make in Vietnam", Việt Nam sẽ cải thiện được chất lượng tăng trưởng, xây dựng nền kinh tế tự chủ và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Cách làm này sẽ giúp Việt Nam sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.
Nếu không “Make in Vietnam”, nước ta khó có thể trở thành một nước phát triển. Nếu không Make in Vietnam, chúng ta sẽ không thể đi ra nước ngoài, không thể có những đóng góp cho sự phát triển của nhân loại.
Theo/ictnews.vietnamnet.vn