CSDL trên điện toán đám mây & sự dịch chuyển của mô hình PAAS

12:12, 29/04/2016

"Điện toán đám mây" có thể được coi là một trong những thuật ngữ công nghệ dành cho doanh nghiệp thường bị lạm dụng nhiều nhất hiện nay.

Ta vẫn thường được nghe về ‘điện toán đám mây’ nhưng lại không thực sự hiểu nó. Những chủ đề xung quanh "điện toán đám mây" hay tập trung vào công dụng giúp cải thiện hệ thống, và cắt giảm chi phí đầu tư CNTT. Tuy nhiên, lợi ích của điện toán đám mây trong việc nâng cao hiệu suất làm việc cho người dùng lại không được đề cập tới.


Hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) trên nền tảng điện toán đám mây không phải là một khái niệm mới. Tuy nhiên, với sự phát triển và mức độ phổ biến vượt bậc của các dịch vụ dữ liệu, những hệ thống CSDL này đang ngày càng được chú trọng. Để trở thành một mô hình "nền tảng như một dịch vụ" (PaaS) thực sự hữu ích, hệ thống CSDL trên nền tảng điện toán đám mây cần phải có khả năng trao quyền sử dụng và truy cập dễ dàng cho một lượng người dùng lớn, chứ không chỉ giới hạn cho chuyên gia quản trị CSDL.

“Điện toán Đám mây” đồng nghĩa với đơn giản và tiện dụng

Hệ thống CSDL không hề đơn giản, cần tốn nhiều thời gian thiết lập, cài đặt và vận hành. Hàng loạt công đoạn thiết lập và vận hành đòi hỏi khả năng kỹ thuật cao đã tạo rào cản giữa bộ phận CNTT có nhiệm vụ cài đặt hệ thống và đội ngũ trực tiếp tham gia thực hiện và triển khai dự án. 

Khá nhiều hệ thống CSDL trên nền tảng điện toán đám mây chỉ tương tự như một hệ điều hành vô hình. Dù có thể sử dụng chỉ sau vài phút khởi động, nhưng hệ thống CSDL thuộc hệ điều hành này vẫn buộc phải do một chuyên gia quản trị CSDL tạo lập, cài đặt và quản lý. Một hệ thống CSDL trên điện toán đám mây, tương tự như một mô hình PaaS, không nên chỉ đơn thuần là một hệ điều hành hay một bộ máy ảo trên điện toán đám mây, mà buộc phải như một dịch vụ toàn diện: một khi đã hoàn tất quá trình thiết lập, người dùng có thể sự dụng ngay.

Tương tự như hệ thống CSDL hiện hành

Ngay từ đầu, bộ phận CNTT đã tập trung đầu tư những công cụ và phần mềm chuyên dụng cho hệ thống CSDL hiện hành, cũng như những tài liệu chi tiết và các quy trình cơ bản liên quan. Do đó, việc các doanh nghiệp còn chần chừ trong việc tái đầu tư các công cụ và quy trình hoạt động mới cũng khá dễ hiểu.

Hệ thống CSDL trên nền tảng điện toán đám mây không nên gây ảnh hướng tới các quy trình và hoạt động hiện hành. Quá trình di chuyển CSDL từ hệ thống cố định hiện hành lên nền tảng điện toán đám mây, hoặc việc khai thác các ứng dụng hiện có trên điện toán đám mây cần phải diễn ra thật liền mạch và thống nhất, không gây ra bất kỳ thay đổi nào. Những ứng dụng hiện hành cũng cần phải có khả năng sử dụng ngay tại hệ thống CSDL trên điện toán đám mây, bởi việc thay đổi và chỉnh sửa sẽ tốn rất nhiều công sức, hiệu suất và chi phí. Doanh nghiệp chuyển đổi lên nền tảng điện toán đám mây với mục đích tiết kiệm chi phí, chứ không phải để phung phí thêm.

Dễ dàng cải tiến và nâng cấp

Hệ thống CSDL trên nền tảng điện toán đám mây cần có khả năng nâng cấp một cách dễ dàng. Rất có thể trong vòng một năm tới, hệ thống CSDL trên nền tảng điện toán đám mây sẽ phải xử lý nhiều quy trình hoạt động hơn hiện tại. Lúc đó, ta sẽ cần một nút chức năng có khả năng tự động bổ sung thêm các vi xử lý CPU và bộ nhớ, giúp mở rộng hệ thống CSDL trên điện toán đám mây. 

Một hệ thống CSDL trên điện toán đám mây lý tưởng nên sở hữu tính năng tự động tích hợp những nâng cấp đó mà không phải can thiệp từ bên ngoài. Hệ thống CSDL trên nền tảng điện toán đám mây phải linh hoạt và tự động thực thi dựa theo những thay đổi của người dùng chỉ với một lần kích hoạt.

Hơn cả công nghệ điện toán đám mây

Hệ thống CSDL trên nền tảng điện toán đám mây cần phải tương tự như một dịch vụ PaaS toàn diện. Những ứng dụng và công cụ hiện thời sẽ không phải lập trình lại do hệ thống CSDL trên điện toán đám mây không tương thích với những phần mềm gốc cố định hiện hành. Ngoài ra, việc nâng cấp hệ thống CSDL trên điện toán đám mây cho phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp cần phải có thể thực hiện chỉ trong vài phút, và không cần bất kỳ can thiệp nào. 

Môi trường PaaS cần phải được chuyển đổi thành mô hình EaaS (Enterprise as a Service – Doanh nghiệp như một Dịch vụ), với khả năng đáp ứng mọi mục tiêu kinh doanh và người dùng trong doanh nghiệp, chứ không chỉ riêng bộ phận CNTT. Dịch vụ PaaS hiện nay vẫn bao gồm nhiều thành phần riêng biệt, và đòi hỏi nhiều quá trình thiết lập khác nhau. Với EaaS, những giới hạn đó sẽ được loại bỏ, và thay thế bằng một mô hình thân thiện hơn với người dùng trong mọi chức vụ, bộ phận; giúp các lập trình viên, nhà quản lý dự án và những người dùng trong doanh nghiệp dễ dàng sử dụng hệ thống CSDL trên nền tảng điện toán đám mây chỉ với một lần kích hoạt.

Brian Spendolini (Giám đốc Phát triển Sản phẩm Cấp cao, Mảng Dịch vụ Cơ sở Dữ liệu trên Điện toán Đám mây, Oracle)