Ngành công nghiệp bán dẫn là nền tảng của chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi thông minh
Ngành công nghiệp bán dẫn có vai trò rất quan trọng, là nền tảng của 3 sự chuyển đổi mang tính cách mạng: Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi thông minh.
- Thủ tướng chỉ rõ '3 tăng cường', '5 đẩy mạnh' trong chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số
- Lào Cai chi hơn 600 triệu đồng thí điểm mô hình xã chuyển đổi số
- Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan
- Năm 2024 đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, tạo bứt phá phát triển kinh tế-xã hội
- Báo chí cần bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, làm chủ công nghệ hiện đại
- Trường THCS Phúc Lợi phối hợp cùng Học viện STEAM tập huấn bồi dưỡng nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT và chuyển đổi số cho giáo viên năm học 2023 – 2024.
- Thủ tướng: 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu
- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số
- Thông số Bits/Pixel là gì?
Đây là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn, do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, ngày 24/4.
Thủ tướng cho biết, hiện nay, ngành công nghiệp bán dẫn trên thế giới phân bố và phát triển không đều, tập trung tại một số nền kinh tế như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu, Đài Loan (Trung Quốc).
Trong bối cảnh hiện nay, do nhiều lý do khác nhau, ngành công nghiệp bán dẫn đang có xu hướng đa dạng hóa, chuyển dịch chuỗi liên kết, cung ứng, sản xuất, nghiên cứu sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Đây là cơ hội và cũng là thách thức với Việt Nam, khi đòi hỏi phải có hạ tầng, thể chế và nhân lực phù hợp để đáp ứng yêu cầu phát triển, thu hút đầu tư ngành công nghiệp bán dẫn.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn diễn ra tại Hà Nội chiều 24/4. Ảnh: VGP.
Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của các đối tác, xúc tiến thu hút đầu tư, phát triển chuỗi sản xuất và cung ứng bán dẫn.
Từ cuối năm 2023, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", với mục tiêu đào tạo 50-100 nghìn kỹ sư bán dẫn.
Thủ tướng cho biết, hội nghị được tổ chức nhằm lắng nghe các ý kiến để đạt mục tiêu nói trên trong thời gian ngắn nhất có thể. Gợi ý về cách làm, Thủ tướng cho rằng vừa cần giải pháp tiệm tiến, vừa cần các giải pháp đột phá.
Về cách làm tiệm tiến, Thủ tướng cho rằng trên nền tảng phát triển công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin đã có, Việt Nam có thể dịch chuyển chương trình đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, điện tử sang lĩnh vực bán dẫn. Cùng với đó, hình thành thêm một số khoa tại các cơ sở đào tạo, một số phòng tại các đơn vị nghiên cứu; tận dụng tối đa cơ sở vật chất đã có và bổ sung thêm.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu góp ý về những công việc cần triển khai của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các bộ ngành, cơ quan quản lý nhà nước, Chính phủ và các địa phương, "để mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn trên cơ sở tận dụng cơ sở vật chất, nguồn lực hiện có, điều chỉnh phù hợp để đạt mục tiêu đề ra nhưng không xáo trộn quá nhiều".
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường