4 điều cần nhớ khi ứng dụng điện toán đám mây DN
Khi chuyển đổi các hoạt động của doanh nghiệp sang điện toán đám mây, các nhà lãnh đạo của doanh nghiệp cần triển khai một kế hoạch chiến lược để đáng giá những thách thức tiềm năng họ có thể đối mặt.
- Sàn đấu giá tên miền và điện toán đám mây trên nền tảng Intel
- Tăng tốc chuyển đổi sang mô hình điện toán đám mây riêng
- Điện toán đám mây quan trọng với… NGO
- Điện toán đám mây – đâu khó hiểu!
- Trường ĐH đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng điện toán đám mây IBM PureSystems cho ngành giáo dục
- HP giới thiệu máy chủ mới cho môi trường điện toán đám mây
- VDC mang đến VIBrand 2012 các dịch vụ điện toán đám mây đa năng
- Fujitsu ScanSnap S1300i: Máy quét di động điện toán đám mây
- Mẹo khắc phục nhanh khi kết nối Internet bị 'đứt'
Shaun Han, Phó Chủ Tịch, Công Nghệ Ứng Dụng, Tập Đoàn Oracle tại ASEAN
Trong khi những lợi ích của việc chuyển đổi các quy trình kinh doanh sang một số cấu trúc điện toán đám mây đã rất rõ ràng cũng như có vô vàn các công cụ đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư khi triển khai điện toán đám mây thì những rủi ro tiềm ẩn của việc chuyển đổi này lại bị xem nhẹ.
Với các doanh nghiệp cỡ vừa, quyết định đánh giá bất kì ứng dụng điện toán đám mây nào đều nên thuộc về một ban đánh giá và dự phòng rủi ro. Ban chuyên môn này ngoài giám đốc điều hành và chiến lược công nghệ còn cần có chủ doanh nghiệp, chuyên gia quản trị rủi ro, chuyên gia pháp luật, chuyên gia chiến lược doanh nghiệp để xem xét những rủi ro sau đây:
1. Truy cập dữ liệu riêng tư: Trong sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp hiện nay, mỗi công ty cần làm mọi cách để bảo vệ sự an toàn và toàn vẹn của dữ liệu. Trong quá trình chuyển đổi sang điện toán đám mây, ban lãnh đạo phải xác định một kế hoạch chi tiết để đảm bảo tài liệu được an toàn trong suốt và sau quá trình chuyển đổi. Trước khi quy trình này được tiến hành, cần có một nghiên cứu để lựa chọn những công cụ đánh giá chủ chốt về cấu trúc bảo mật và báo cáo cuối cùng cần vạch ra những chính sách để quản lí truy cập và tách riêng trách nhiệm của người dùng, cả hai trên các ứng dụng điện toán đám mây mới cũng như những điểm trên giao diện giữa hệ thống cloud mới và trên hệ thống ứng dụng cũ. Điều này còn quan trọng hơn nữa nếu cơ sở thiết bị được thuê từ nhà cung cấp đám mây cho nhiều bên thuê.
2. Tính sẵn có của nền tảng: Ban lãnh đạo doanh nghiệp phải là người quyết định sự có mặt của điện toán đám mây có quan trọng trong hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm định hình, triển khai kế hoạch phát triển chứ không phải đội ngũ IT. Với tất cả các quy trình liên quan tới khách hàng và doanh thu, mọi nguyên nhân có thể khiến nền tảng không sẵn có phải được xác định. Giải pháp dự phòng, liên kết với nhà cung ứng đám mây hay là đội ngũ IT nội địa tự phát triển, cần được lựa chọn trước khi quyết định chuyển đổi được chốt hạ. Với đối tượng ngoài doanh nghiệp và các quy trình liên quan tới người dùng thì sự sẵn có nghĩa là phải có những tiêu chuẩn hồi đáp, tương tác trong các giao dịch quan trọng bởi một trải nghiệm không tốt với website công ty có thể ngăn cản khách hàng ở lại và tìm hiểu thêm. Khía cạnh thứ hai của sự sẵn có là tính mở của các lựa chọn trong tương lai. Ban lãnh đạo cần đảm bảo rằng doanh nghiệp của họ sẽ luôn nắm quyền sở hữu các dữ liệu chủ và dữ liệu chuyển đổi trên hệ thống điện toán đám mây và nếu doanh nghiệp muốn kết thúc hợp đồng với nhà cung ứng đám mây hay nhà cung ứng dừng hoạt động, ngừng cung cấp dịch vụ thì dữ liệu vẫn có thể di chuyển ra ngoài tại một thời điểm sau đó với chi phí tài chính, quản lí tối thiểu.
3. Tính đồng bộ của các quá trình: Lợi nhuận từ bất cứ một sự phát triển phần mềm kinh doanh nào đều phụ thuộc vào sự kết nối tỉ mỉ giữa các quy trình kinh doanh và các tương tác với dữ liệu, người dùng trong ứng dụng được sử dụng. Cấu trúc điện toán đám mây sẽ gây nhiều thử thách cho quá trình chuyển đổi bởi không có cách nào để tùy chỉnh ứng dụng cloud cho từng cá nhân. Ban lãnh đạo cần vạch ra mọi quy trình sẽ được chuyển đổi sang hệ thống của nhà cung cấp đám mây và sửa đổi hợp lí trước khi quyết định sẽ chuyển đổi chứ không phải sau đó, khi gặp phải những vấn đề phát sinh. Họ cũng cần xác định rõ ràng những quy trình nào sẽ được chuyển đổi để đồng bộ được những quy trình mới với cấu trúc hiện hành, đồng thời đảm bảo không có một cấu trúc ứng dụng hay hệ thống hiện hành không được đầu tư đúng mức. Tất nhiên điều này sẽ dễ dàng giải quyết hơn nếu phần nào hệ thống hiện hành đã được một nhà cung ứng đám mây hỗ trợ.
4. Sự chấp nhận từ các nhân viên: Sự thành công của mọi dự án IT còn tùy thuộc vào sự đón nhận và phản ứng của người dùng sau khi dự án đó đi vào hoạt động. Ban lãnh đạo cần đào tạo kĩ năng mới cho các nhân viên để họ có thể nhanh chóng thích nghi và dự án thành công. Chuyển đổi sang điện toán đám mây lần đầu tiên có thể còn cần một số cài đặt bổ sung. Cuối cùng khi những ứng dụng nội bộ được chuyển sang cloud, mức độ thành công còn tùy thuộc vào sự tinh giản của công việc. Nhiều người sẽ nhận ra công việc của họ được tổ chức lại sau một thời gian. Các nhà lãnh đạo cần đảm bảo các nhân viên sẽ dùng hệ thống mới nắm bắt được kịp thời quy trình làm việc mới và nhanh chóng thích nghi với hệ thống điện toán đám mây.
Trong suốt một thời gian dài, các doanh nghiệp đã để đội ngũ IT nội bộ quản lí mọi quy trình hoạt động. Chuyển đổi các quy trình IT sang một hệ thống đánh giá rủi ro, thiết lập dự phòng có năng lực, trách nhiệm cũng như áp dụng những lưu ý trên sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai việc phát triển ứng dụng trên điện toán đám mây – quy trình không thể tránh được trong tương lai.
Shaun Han, Phó Chủ Tịch, Công Nghệ Ứng Dụng, Tập Đoàn Oracle tại ASEAN (gửi cho XHTT)