Điện tử tiêu dùng năm 2009: Ồ ạt xuất hiện các siêu thị điện máy

00:00, 12/10/2009

Mặc dù kinh tế toàn cầu đang suy thoái nhưng tại Việt Nam, các doanh nghiệp điện tử vẫn phát triển khá mạnh mẽ. Trong năm 2009, thị trường Hà Nội ồ ạt xuất hiện các siêu thị điện tử, điện máy lớn. Phóng viên XHTT đã có buổi trao đổi nhanh với ông Nguyễn Quang Đức - Trưởng Phòng Marketing Công ty Pico Palaza.

 

Siêu thị lớn thay thế cửa hàng nhỏ

 

Trong những năm gần đây trên thị trường Việt Nam, các Siêu thị điện máy với quy mô lớn phát triển rất mạnh, thay thế dần cho các cửa hàng bán đồ điện tử điện lạnh nhỏ lẻ. Đặc biệt trên thị trường Hà Nội, trong 1 - 2 năm trở lại đây tốc độ phát triển là rất nhanh, từ chỗ chỉ có 1, 2 siêu thi điện máy thì chỉ trong vòng 2 năm số lượng này đã lên con số hàng chục.

 

PV: Từ hai năm nay, việc các doanh nghiệp Sài Gòn, đổ bộ, và đóng đô tại Hà Nội, với những hệ thống siêu thị điện máy đặc trưng. Ông vui lòng cho biết vài nét sề sức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp?

 

Ông Nguyễn Quang Đức: Các doanh nghiệp từ Sài Gòn có lợi thế là họ có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị điện máy lâu hơn các doanh nghiệp Hà Nội. Tuy nhiên, khi ra Hà Nộivới một thị trường, một môi trường kinh doanh hoàn toàn mới thì họ vẫn chưa phát huy được hết thế mạnh như khi còn kinh doanh tại Sài Gòn. Hơn nữa, tại Thị trường Hà Nội thì các Siêu thị điện máy đều mới hình thành và đang trong quá trình muốn khẳng định mình nên các doanh nghiệp từ Sài Gòn cũng gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp địa phương.

 

PV: Vài năm trở lại đây, ảnh hưởng bởi suy thoái, đã không ít những doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, điện lạnh, kỹ thuật số… như LG, Panasonic,… chỉ còn đứng một chân bên bờ vực. Đâu là nguyên do thưa ông? Và, việc đó ảnh hưởng thế nào đến tâm lý, thói quen người tiêu dùng Việt Nam?

 

Ông Nguyễn Quang Đức: Tôi cho rằng, khi các tập đoàn lớn nhất bị ảnh hưởng bởi suy thoái, thì các doanh nghiệp cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng theo, sức mua của người tiêu dùng cũng kém đi. Nhưng tất cả chỉ mang tính thời điểm mà thôi, bởi suy thoái, hưng thịnh vốn là quy luật,bát thành văn với mọi lĩnh vực. Và trong thời điểm đó, người tiêu dùng dù bị ảnh hưởng, nhưng lại cũng được lợi không ít.

 

PV: Các doanh nghiệp Sài Gòn đã sẵn sàng thử lửa tại miền Bắc, đặc biệt là thủ phủ Hà Nội. Vậy, sẽ có những cuộc Nam tiến, khởi sắc, thưa ông?

 

Ông Nguyễn Quang Đức: Cũng như tôi đã nói ở trên, nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh ở Sài Gòn rất lớn. Nhiều đơn vị kinh doanh đều có lưu ý về thị trường này, vì muốn phát triển lớn mạnh thì một doanh nghiệp không thể dừng chân mãi trên một vùng đất. Tuy nhiên, mọi chiến lược kinh doanh, mọi cuộc thử sức sẽ phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố, để có thể đưa ra quyết định xác đáng.

 

PV: Ông vui lòng cho biết những nét chính đáng chú ý, trong năm 2009, đối với thị trường điện tử, điện lạnh, điện gia dụng?

 

Ông Nguyễn Quang Đức: Theo tôi, nếu phải nói về nét chính đáng chú ý của Thị trường điện máy trong năm 2009, thì đó chính là sự phát triển ồ ạt của các siêu thị điện máy tại Thị trường Hà Nội, cũng như sự cạnh tranh của các siêu thị điện máy đã làm nóng không khí mua sắm hàng điện máy trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng không ít vì suy thoái.

 

PV: Pico Plaza đã đứng vững như thế nào trong những suy thoái chung? Định hướng của Pico thời gian tới, thưa ông?

 

Ông Nguyễn Quang Đức: Nhờ sự định hướng đúng đắn của ban lãnh đạo, cũng như sự đoàn kết của đội ngũ cán bộ nhân viên toàn công ty, Pico Plaza vẫn có sự tăng trưởng và nhiều khả năng sẽ vượt kế hoạch đã đề ra từ đầu năm.

 

Về định hướng trong thời gian sắp tới, thì Pico Plaza sẽ chú trọng đến quy mô và độ chuyên nghiệp cao hơn, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, phát triển thêm các siêu thị điện máy trên thị trường Hà Nội cũng như các địa phương khác có tiềm năng.

 

Tổng giá trị thị trường hàng điện tử tiêu dùng, công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) của Việt Nam năm 2008 đạt khoảng 3,9 tỉ USD; con số này của năm 2009 được dự báo khoảng 4,7 tỉ USD. Xu hướng tiêu dùng của ngành này sẽ là các sản phẩm "xanh", sử dụng công nghệ mới.

 

Theo GfK, năm 2008 số lượng bán ra của các mặt hàng điện tử tiêu dùng như TV LCD được trên 330.000 chiếc, TV Plasma trên 28.000 chiếc, tủ lạnh trên 1,3 triệu chiếc, máy giặt trên 780.000 chiếc, máy ảnh số trên 253.000 chiếc, dàn âm thanh trên 25.000 chiếc, đầu DVD trên 792.000 chiếc...

 

Trong khi đó, dù viễn cảnh kinh tế 2009 sẽ khó khăn, nhưng theo một nguồn tin đáng tin cậy từ một công ty nghiên cứu thị trường uy tín tại Việt Nam, thị trường hàng điện tử tiêu dùng, CNTT-TT của Việt Nam năm 2009 sẽ tăng khoảng 21% so với năm 2008.

(Nguồn: Internet)

 

Phương Linh

TIN LIÊN QUAN