3 dịch vụ giúp bạn tạo ra website
Dù giờ đang là thời của Twitter và Facebook, nhiều người vẫn cho rằng cần duy trì sự hiện diện trực tuyến của mình với một website cá nhân hoặc chuyên nghiệp. Website riêng sẽ đại diện cho bạn, nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của bạn.
- 4 dịch vụ tạo website miễn phí tốt nhất
- Tạo website trực tuyến, miễn phí nên chọn dịch vụ nào?
- Jimdo.com – Dịch vụ tạo website nhiều tính năng hấp dẫn
- Dmon.com-Dịch vụ tạo website trực tuyến, chuyên nghiệp, miễn phí
- Tạo website trực tuyến với dịch vụ Office Live của Microsoft
- Tạo website cá nhân nhanh chóng với ORBS
- 7 công cụ tạo website trực tuyến tốt nhất
- Tạo website chuyên nghiệp với Moogo (Phần 1)
- Tạo website chuyên nghiệp với Moogo (phần 2)
- Tạo website chuyên nghiệp miễn phí
Có một số dịch vụ giúp ta dễ dàng, nhanh chóng tạo ra website, ngay cả khi bạn không có kiến thức sâu về CSS, HTML và JavaScript (JS). Dưới đây là 3 dịch vụ miễn phí như vậy. Theo mặc định, tất cả chúng đều hướng website mới được tạo ra đến một tên miền (domain name) chung nhưng nếu bạn chọn, cả 3 cũng cho phép sử dụng tên trang web mua riêng.
1. Wordpress.com
Đối với những người đang tìm cách giảm thiểu việc viết mã (coding) cho mình, nền tảng blog Wordpress.com của Automattic đúng là thứ bạn cần. Thay vì chọn tự mình làm lấy, phiên bản Wordpress tự lưu trữ (self-hosted) tạo ra bản cài đặt mới (fresh install) của Wordpress cho bạn trên máy chủ của họ. Tất cả bạn phải làm là chọn theme > thêm trang > đăng (post) để bắt đầu.
Cái hay của Wordpress là, mặc dù có chức năng như nền tảng blog nhưng bạn không nhất thiết phải vận hành nó theo cách đó. Ví dụ, bạn có thể tạo ra trang chủ cho các khách thăm website của mình nhìn thấy đầu tiên, sau đó chỉ sử dụng phần blog cho tin tức về cuộc sống, công việc kinh doanh,… của bạn.
2. Tumblr
Đối với những người đang kiếm một nền tảng blog tinh khiết, đơn giản, dễ sử dụng trên cả di động và máy tính thì Tumblr là sự lựa chọn tốt (nó còn làm được nhiều hơn là chỉ chia sẻ video, hình ảnh và các bài viết ngắn).
Giống như Wordpress, Tumblr cung cấp một loạt theme. Nhiều theme là miễn phí, nhưng những theme thực sự đẹp thì sẽ tốn phí. Nếu biết CSS, bạn có thể tinh chỉnh một theme của Tumblr để hoàn toàn phù hợp với sở thích của mình. Nhược điểm của Tumblr à nó cung cấp ít điều khiển website hơn so với các nền tảng khác.
3. Pancake.io
Pancake.io đòi hỏi bạn phải biết ít nhất một chút về CSS, HTML và JS. Pancake.io giúp bạn xây dựng các website theo 2 cách: sử dụng trình tạo trang web tĩnh Jekyll (phải có kiến thức về hệ thống kiểm soát phiên bản Git và HTML) hoặc bằng cách upload các tập tin lên Dropbox (cho phép chỉ cần thêm các tập tin văn bản vào một thư mục trong Dropbox, chúng sẽ hiển thị như là các trang web bằng cách sử dụng kiểu mặc định của Pancake.io trên website của bạn).
Thực tế, nếu chỉ muốn có một website hiển thị trang nội dung duy nhất thì giải pháp Dropbox của Pancake.io rất đáng xem xét, mặc dù bạn sẽ phải biết CSS để thực sự làm cho nó tỏa sáng.
Bạch Nam Anh (Theo PCWorld.com)