6 bước để có đường truyền Internet nhanh hơn

14:12, 19/03/2008

Phải trả hàng trăm ngàn đồng tiền dịch vụ băng thông rộng mỗi tháng, nhưng chất lượng đường truyền không hề được như mong đợi? Sáu bước hướng dẫn sau đây có lẽ sẽ giúp cải thiện đáng kể tình hình “bi đát” của bạn. 1. Kiểm tra chất lượng đường truyền Trước khi bắt tay “vọc”, kiểm tra tốc độ thực đường truyền tải lên/tải xuống của bạn tại các website như Speedtest.net. Nếu được, thực hiện phép thừ tại nhiều thời điểm trong ngày, đặc biệt vào lúc bạn thường xuyên online. Chú ý rằng tốc độ kết nối tới các website trong nước và nước ngoài đôi khi khác nhau, thậm chí với từng quốc gia cũng có sai số đáng kể. Tốc độ tải vào ban đêm cũng thường nhanh hơn ban ngày.
 
2. Cập nhật firmware hoặc mua modem/router mới. Nếu modem ADSL hoặc cáp đã được vài năm tuổi, bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ (ISP) cấp modem mới, có phí hoặc đôi khi miễn phí nếu chấp nhận kí hợp đồng ít nhất một năm. Trong trường hợp cable modem, các modem đời mới dùng chuẩn DOCSIS 2.0 cải thiện rõ rệt tốc độ sử dụng so với modem dùng chuẩn 1.1 cũ.
 
Các modem được nhà phát hành cung cấp theo hợp đồng thường khá khó kiếm cũng như cập nhật firmware mới, nhưng trong phần lớn trường hợp bạn có thể tự tay làm việc này. Để cập nhật modem ADSL, vào start > run, gõ cmd và gõ tiếp ipconfig /all. Dòng default gateway IP thường là số LAN IP của modem bạn – gõ địa chỉ đó vào trình duyệt web để truy cập vào giao diện điều khiển web của modem. Bạn cũng có thể tìm số IP này qua sách hướng dẫn sử dụng đi kèm mỗi modem, cũng như username và password mặc định nếu có. Sau khi đã login, tìm số firmware tại trang status, và kiểm tra trên trang chủ của hãng sản xuất có phiên bản mới chưa. Nếu có, download (tải về) máy tính, và thực hiện các bước cập nhật thường được hướng dẫn ngay trong modem. Sau khi đã cập nhật thành công, khởi động lại modem và kiểm tra chất lượng đường truyền của bạn một lần nữa bằng speedtest.net. Thông thường, ngoài cải thiện tốc độ download-upload nếu có, modem được cập nhật firmware mới cũng sẽ bớt “đứt mạng” bất ngờ hoặc các lỗi mất kết nối khó chịu khác. 3. Kiểm tra thông số cài đặt modem Ngoài cập nhật firmware, bạn cũng có thể kiểm tra vài thông số như tốc độ tải tối đa (tải lên: upstream, tải xuống: downstream) có giống hợp đồng đã kí với ISP hay không. Nếu cảm thấy có gì đó không ổn, gọi điện tới phòng kĩ thuật-chăm sóc khách hàng của ISP để được giúp đỡ miễn phí. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra thông số SN (signal to noise). SN càng cao, đường truyền càng nhiễu, thiếu ổn định và các gói tin bị gừi lại nhiều lần cho tới khi đến được địa chỉ. Với đường truyền ADSL chung với đường dây điện thoại, nhiễu 20-30 dB đạt mức tốt, và từ 50 dB trở lên là có vấn đề. Nếu có trình độ kĩ thuật khá, bạn có thể tìm hiểu thông số này qua hướng dẫn trực tuyến (http://www.dslreports.com/faq/13915) hoặc sách hướng dẫn sử dụng modem. 4. Kiểm tra chất lượng đường dây Nếu tốc độ đường truyền qua Speedtest không được như ý, hoặc nhiễu quá cao, có lẽ đường dây của bạn đã đến lúc cần bảo trì. Bạn có thể kiểm tra bằng mắt thường dọc theo đường dây, hoặc đơn giản hơn gọi điện đến phòng chăm sóc khách hàng của ISP yêu cầu thay dây mới.
 
Với các modem ADSL, phần lớn nguyên nhân gây nhiễu là do các thiết bị đàm thoại dùng chung đường dây. Thông thường nhà cung cấp dịch vụ lắp đặt các bộ lọc tín hiệu, nhưng đôi khi chúng hoạt động không hiệu quả và cần kiểm tra lại. Cách tốt nhất, và cũng tốn kém nhất để loại trừ hoàn toàn nhiễu là gắn một splitter ngay hộp điện thoại, và chạy riêng hai đường điện thoại-internet từ đó về nhà bạn. Nhà cung cấp dịch vụ cũng có thể “đi dây” miễn phí cho bạn. Nguyên do cuối cùng có thể là do các thiết bị điện được tiếp đất không chuẩn, đặc biệt với đường truyền cáp. 5. Tối ưu hoá phần mềm Sau khi đã loại trừ mọi nguyên nhân phần cứng, phần mềm và hệ điều hành cũng cần tối ưu hoá để đạt chất lượng đường truyền tốt nhất. Các phần mềm như Tweak-XP Pro Premium hay TweakVI Premium (http://www.totalidea.com/content/downloads.php) sẽ phục vụ bạn hoàn toàn tự động.
 
Hệ điều hành Windows Vista không cần tối ưu hoá như Windows XP do có khả năng thiết lập thông số TCP linh hoạt. Thay vào đó, người dùng Vista nên để ý tới từng ứng dụng cụ thể, như Firetune chuyên dành cho FireFox, hoặc Fasterfox – một addon khá nổi tiếng. Chú ý rằng những phần mềm này thường có tác dụng phụ, ví dụ như Fasterfox sẽ khiến FireFox chiếm dụng tài nguyên CPU khi nạp trang nhiều hơn hẳn bình thường. Bạn nên bỏ chút thời gian dùng thừ trước khi ra quyết định. 6. Tăng tốc download Biện pháp cuối cùng thực ra khá quen thuộc: sử dụng các phần mềm quản lý quá trình download. Các phần mềm được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam là IDM (30 ngày dùng thừ), Flashget (miễn phí), Gigaget (miễn phí). Flashget là ứng cừ viên hàng đầu cho dân mạng có nhu cầu download lớn, do miễn phí và hiệu năng không thua kém nhiều IDM. Người dùng FireFox có add-on chuyên dành cho download mang tên FlashGot. Hoàng Hải