Cùng xem 8 năm trước, iPhone 2G tồi tệ đến mức nào?
Giá quá cao, thiếu những tính năng cực kỳ cơ bản như copy & paste, thế nhưng iPhone 2G đã mở màn cho dòng smartphone thống trị thế giới hiện nay.
iPhone thế hệ đầu (còn gọi là iPhone 2G) đã có tuổi đời hơn 8 năm. Sau 8 năm ra đời và phát triển qua từng thế hệ, những chiếc iPhone của Apple gần như đã thay đổi mọi thói quen của người dùng trên khắp thế giới.
Hồi đó, nhắc đến điện thoại là người ta nghĩ đến những thiết bị nửa bàn phím, nửa màn hình, giao diện đơn sơ và một trình duyệt web không đầy đủ. Thế nhưng kể từ sự ra mắt và thành công của iPhone 2G cũng như các thế hệ về sau, các website, nhà cung cấp mạng viễn thông, thậm chí các đối thủ của Apple cũng đã phải thay đổi mọi thứ để thích ứng với điều này.
Tất nhiên mọi sự thay đổi đều không đến ngay lập tức mà qua mỗi thế hệ, iPhone lại có thêm một bước tiến mới cực kỳ đáng nể cho tới ngày hôm nay. Những chiếc iPhone 2G từng là ước mơ của nhiều người, và hiện giờ vẫn có thể được bán với mức giá ngất ngưởng vì giá trị sưu tầm, nhưng nếu so với những tiêu chuẩn smartphone hiện tại có lẽ bạn sẽ chẳng thể làm gì với sản phẩm kể trên. Cùng xem lại những điểm tồi tệ mà người dùng từng phải chấp nhận ở “cụ tổ iPhone” này.
iPhone so với những smartphone đối thủ thời bấy giờ là Samsung BlackJack, BlackBerry 8800 và Treo 700p.
Sản phẩm có mức giá cao ngất ngưởng, 499$ cho phiên bản bộ nhớ 4GB kèm hợp đồng 2 năm với nhà mạng. Trong khi iPhone hiện nay thường có mức giá chỉ 199$ hoặc thậm chí là tặng miễn phí.
Sản phẩm nhìn khá lạ lẫm, đơn giản và đẹp mắt
Nhưng thậm chí người dùng còn chẳng thể thay đổi hình nền, chấp nhận sử dụng nền đen cùng màn hình khóa có biểu tượng trái đất.
Kết nối 2G EDGE chậm như rùa bò.
Nhưng lại yêu cầu lượng dữ liệu trao đổi cực lớn. AT&T là nhà mạng duy nhất hồi bấy giờ có thể đáp ứng được cho iPhone 2G, nhưng cũng không ít lần gặp trục trặc, đôi khi cuộc gọi bị ngắt giữa chừng.
Chưa có kho ứng dụng App Store, cũng chẳng có Angry Bird hay Candy Crush như ngày nay.
Tính năng tối thiểu đối với smartphone là Copy & Paste cũng chưa xuất hiện trên chiếc điện thoại đắt giá này.
Thậm chí vài năm sau đó, người dùng vẫn phải cắm iPhone vào máy tính nếu muốn kích hoạt máy, chưa có update qua OTA hay kích hoạt từ Wifi.
Bàn phím trong phần soạn thảo email và SMS của iPhone 2G không hoạt động khi xoay ngang máy.
Không thể gửi kèm hình ảnh trong tin nhắn.
Tính năng chỉ đường vốn được các nước phương Tây ưa chuộng cũng chưa có trên iPhone 2G, người dùng vẫn cần trang bị các thiết bị định vị bên ngoài.
Camera chỉ dừng lại ở 2MP, không có autofocus và không thể quay video.
Không có Siri, không có trung tâm thông báo, trung tâm điều khiển. Người dùng phải xem tin nhắn, email hay thực hiện các cài đặt một cách thủ công.
Thế nhưng từ một sản phẩm đầy nhược điểm như vậy, chúng ta mới có những chiếc iPhone 6, 6 Plus như ngày nay, và vẫn sẽ được cải tiến sau này.