Ban nữ công - nơi hoạt động vì chị em phụ nữ Công đoàn cơ sở Vietcombank Đắk Lắk
Ban nữ công Vietcombank Đắk Lắk được Ban chấp hành công đoàn cơ sở Vietcombank Đắk Lắk thành lập với mục tiêu nghiên cứu, tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn cơ sở về công tác vận động nữ cán bộ; kiểm tra việc thực hiện và đề xuất các vấn đề về chính sách, pháp luật có liên quan đến nữ cán bộ, những vấn đề về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn; công tác cán bộ nữ và vì sự tiến bộ của nữ.
Ban nữ công Vietcombank Đắk Lắk được Ban chấp hành công đoàn cơ sở Vietcombank Đắk Lắk thành lập với mục tiêu nghiên cứu, tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn cơ sở về công tác vận động nữ cán bộ; kiểm tra việc thực hiện và đề xuất các vấn đề về chính sách, pháp luật có liên quan đến nữ cán bộ, những vấn đề về giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn; công tác cán bộ nữ và vì sự tiến bộ của nữ.
Trong các năm qua, Ban nữ công đã luôn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao như (i) vận động nữ cán bộ trong chi nhánh tích cực tham gia công tác quản lý, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ; (ii) tuyên truyền, giáo dục, vận động nữ cán bộ thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trước hết là các nội dung liên quan đến lao động nữ và trẻ em; các vấn đề đạo đức, tác phong người phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế; bồi dưỡng cho nữ cán bộ nâng cao trình độ văn hóa kỹ thuật, nghiệp vụ, đạo đức, tác phong công nghiệp, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững; (iii) Tích cực vận động nữ cán bộ hưởng ứng các phong trào: Thi đua lao động, sản xuất, công tác; cải cách thủ tục hành chính; thực hiện tiết kiệm, xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời vận động nữ cán bộ thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào Phụ nữ ngành ngân hàng Xây dựng “Vượt khó, học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; (iv) vận động nữ cán bộ tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện; tham mưu với BCH, Ban Thường vụ CĐCS có biện pháp giúp đỡ những trường hợp lao động nữ gặp khó khăn; (v) tổ chức tập huấn công tác nghiệp vụ nữ công và kiện toàn Ban Nữ công các cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên theo khu vực, năng lực, sở trường của từng người để duy trì các hoạt động thường xuyên và đem lại hiệu quả. Tạo điều kiện cho chị em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Vai trò của công tác nữ công tại Công đoàn cơ sở Vietcombank Đắk Lắk ngày càng được khẳng định, đã đạt được nhiều kết quả, góp phần tích cực trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ đoàn viên, người lao động.
Chị em phụ nữ trong bộ áo dài đồng phục phòng.
Hiện nay, tổng số nữ đoàn viên công đoàn cơ sở đến 31/8/2024 là 113/182 đoàn viên công đoàn chiếm tỷ lệ 62%. Ban nữ công hiện gồm 01 Trưởng Ban, 01 phó ban và 04 ủy viên. Các kết quả hoạt động của Ban nữ công đã đem lại nhiều năng lượng tích cực cũng như truyền cảm hứng và động lực cho các nữ cán bộ, đặc biệt trong công tác bình đẳng giới và Vì sự nghiệp tiến bộ phụ nữ (VSNTBPN) trong thời gian qua.
1. Công tác xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện công tác BĐG và VSTBPN
- Ban VSTBPN tại chi nhánh đã xây dựng kế hoạch số 14/KH-VCB.CĐCS ngày 23/3/2022 về Kế hoạch hành động Thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới ngành Ngân hàng tại VCB Đắk Lắk giai đoạn 2022-2030 và đang thực hiện theo kế hoạch trên.
- Tại chi nhánh đã tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động BĐG, SVTBPN theo thông báo của Ban VSTBPN VCB, Ngân hàng nhà nước tỉnh Đắk Lắk và Công đoàn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, hàng năm đều báo cáo tổng kết những việc đã triển khai các chương trình, kế hoạch cụ thể.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục, chính sách pháp luật về BĐG và VSTBPN
- Các các tổ công đoàn được tuyên truyền, phổ biến qua email, hội thảo, tọa đàm về các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn về giới và bình đẳng giới qua đó nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.
- Tổ chức tọa đàm “Nâng cao sức khỏe tinh thần, cách cân bằng cuộc sống và gia đình cho giới nữ” nhằm Tư vấn, giúp chị em phụ nữ hoàn thành tốt nhất mọi vai trò trong cuộc sống, phát triển sự nghiệp, chăm sóc gia đình và thực hiện những sở thích riêng. Biết cách cân bằng được cuộc sống giữa công việc, gia đình và sức khỏe thể chất lẫn tinh thần là điều hết sức quan trọng và có ý nghĩa giúp chị em trở thành người phụ nữ hiện đại, năng động, sống tích cực và luôn tràn đầy năng lượng.
Chương trình tọa đàm tổ chức vào ngày 04/3/2023 nhân dịp Ngày quốc tế phụ nữ 8.3.
- Tổ chức cuộc thi Ảnh chụp “Mẹ và con” nhân dịp Ngày của mẹ vào các năm. Đã có nhiều tác phẩm dự thi đã truyền tải thông điệp tình mẫu tử, những chia sẻ đời thực qua từng bức ảnh dự thi rất chân thành, tràn đầy tình cảm. Qua đó khơi dậy niềm tự hào cũng như sự nỗ lực hơn nữa của nữ giới trong công việc cũng như gia đình, luôn gắn kết vào tạo động lực cho nhau.
Đại diện những Ảnh đạt giải qua các năm.
3. Nâng cao chất lượng triển khai các mô hình hoạt động thúc đẩy BĐG và VSTBPN
- Ban nữ công tham mưu Ban giám đốc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với người lao động, đặc biệt là lào động nữ như chế độ thai sản, chế độ BHXH… Thực hiện đầy đủ các chính sách động viên, khen thưởng kịp thời đối với lao động nữ, tổ chức các buổi gặp mặt, chúc mừng lao động nữ nhân các dịp 08/03, thăm hỏi các nữ cán bộ gặp bệnh hiểm nghèo, bị đau ốm nặng, bị stress về tinh thần…
- Bố trí sắp xếp làm việc theo ca hợp lý, ưu tiên thời gian làm việc, nghỉ ngơi đối với cán bộ nữ trong thời kỳ thai sản, nuôi con nhỏ…Việc phân công, bố trí công việc đối với lao động nữ phù hợp với chuyên môn, chú trọng đến sức khỏe, không để công việc quá tải, đảm bảo chị em có thời gian nghỉ ngơi, chăm lo cho gia đình.
- Ban nữ công tại chi nhánh thường xuyên tổ chức giải bóng chuyền hơi nữ giao lưu trong nội bộ chi nhánh và giao lưu giữa các ngân hàng bạn nhân dịp 8/3 hoặc 20/10 hoặc các ngày Lễ lớn trong năm. Đây là dịp giao lưu học hỏi lẫn nhau giữa các nữ nhân viên ngân hàng trên địa bàn, tạo điều kiện cho các cán bộ nữ thể hiện mình và gắn bó nhau hơn.
Đội bóng chuyền hơi nữ tổ chức giải nội bộ.
- Vào dịp Chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10 hàng năm, nhiều hoạt động được tổ chức tại Công đoàn cơ sở như Hưởng ứng Tuần lễ mặc áo dài, tổ chức Cuộc thi hát Karaoke “Tuyệt đỉnh song ca” với nhiều cặp tham dự từ Cấp ủy, Ban Giám đốc, các lãnh đạo phòng cũng nhiệt tình tham gia. Chương trình “Miss Queen VCB Đắk Lắk” đã được tổ chức 02 năm/lần, là một cuộc thi được đánh giá có chất lượng tốt, đến nay đã có 03 thí sinh đăng quang. Cuộc thi để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng. Ngoài ra, vào dịp này Ban nữ công cũng có chuẩn bị những phần quà tặng kỷ niệm như bộ áo dài, hoa, mỹ phẩm…
Ban Giám khảo chụp hình lưu niệm với Cặp đôi đạt Giải nhất tại cuộc thi.
- Tổ chức chương trình Tháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15/11-15/12 bằng hình thức sáng tác cổ động các hình thức tuyên truyền như tranh, ảnh, clip…đến các tổ công đoàn.
Ảnh đạt giải Nhất cuộc thi tuyên truyền Tháng hành động vì Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới.
- Hàng năm, Công đoàn cơ sở Đắk Lắk tổ chức phát động thi đua trong nữ đoàn viên, người lao động, triển khai các nội dung trọng tâm, phổ biến kịp thời những chủ trương chính sách liên quan đến lao động nữ như: Bộ Luật Lao động năm 2019, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ,… các chế độ, chính sách dành riêng cho lao động nữ và hướng dẫn tổ chức các phong trào thi đua, những hoạt động thiết thực dành cho nữ đoàn viên, người lao động.
- Triển khai các hoạt động dành cho lao động nữ như: Phong trào “Giỏi việc Ngân hàng, đảm việc nhà”; Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách, pháp luật đối với lao động nữ”; Cuộc thi ảnh trực tuyến “Gia đình - Điểm tựa yêu thương”; Biểu dương và trình các cấp khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng gia đình giai đoạn 2016-2020; Phát động hưởng ứng sự kiện “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” do Hội LHPNVN phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai vào tháng 3 và tháng 10 hàng năm.
4. Nâng cao năng lực quản lý về BĐG và VSTBPN
- Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo chuyên môn, các tổ chức Đảng, đoàn thể nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong các lĩnh vực điều hành quản lý tổ chức…Cấp ủy, Ban Giám đốc Chi nhánh tạo điều kiện cho các cán bộ nữ có năng lực, trình độ, triển vọng để bổ sung vào nguồn quy hoạch cán bộ theo quy định của VCB. Hiện tại có 18/34 lãnh đạo cấp phó trưởng phòng trở lên là nữ chiếm 52%.
- Trong công tác tuyển dụng không phân biệt giới, quy trình tuyển dụng đảm bảo không có ưu tiên hoặc tạo điều kiện ưu thế hơn cho mỗi giới, các ứng viên năng lực đáp ứng như nhau được đánh gia không phân biệt giới.
- Luôn quan tâm trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ các quyền lợi chăm sóc sức khỏe hàng năm; lao động nữ được khám sức khỏe định kỳ, khám chuyên khoa cho lao động nữ; hưởng đầy đủ các chế độ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ. Ban nữ công đã lên kế hoạch khám bệnh cho cán bộ nhân viên nói chung và cán bộ nữ nói riêng, các đoàn viên đã đăng ký và thực hiện khám tập trung trong thời gian tới.
Ban nữ công Công đoàn cơ sở Đắk Lắk đã triển khai hoạt động nữ công một cách đồng bộ, thống nhất và sâu rộng trong toàn chi nhánh, đặc biệt chú trọng tới các phong trào thi đua trong nữ đoàn viên, người lao động, các vấn đề về giới, cán bộ nữ, dân số, gia đình, trẻ em và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong toàn hệ thống. Qua đó tạo động lực giúp nữ đoàn viên, người lao động phấn đấu, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn, xây dựng người phụ nữ Vietcombank có tri thức, năng động, sáng tạo góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Bút danh: Thùy Trang Tên thật của Tác giả: Bùi Thị Thùy Trang Đơn vị công tác: Phòng Dịch vụ khách hàng - VCB Đắk Lắk - 06 Trần Hưng Đạo - TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Điện thoại di động: 0905.191.005 |