“Buôn” luận văn trên “nét”
09:27, 14/01/2010
Hàng ngàn luận văn được tung lên và rao bán trên mạng internet, bất chấp mọi sự lên án của dư luận. Kẻ mua, người bán chẳng cần gặp mặt nhau, vì mọi giao dịch đều được thực hiện thông qua điện thoại di động, email và hệ thống ATM.
Công nghệ tiếp thị
Hiện nay có rất nhiều website đăng tải nội dung rao bán luận văn, khóa luận, luận án tiến sĩ, đề án. Không khó khăn gì nếu muốn mua một luận văn qua mạng internet. Khi search trên google với cụm từ kiểu như “mua luận văn”, hàng loạt các website mua bán luận văn được hiện ra, phổ biến như thuvienluanvan.com, choluanvan.com, timluanvan.com, muare.vn, webmuaban.com… Ngoài ra, ở các website rao vặt như rongbay.com, raovat123.com, azraovat.com.. cũng có nhan nhản những tin chào bán luận văn bắt mắt .
Chúng tôi thực sự bị choáng ngợp và bất ngờ trước các lời mời quảng cáo mua bán luận văn công khai, như: “Dịch vụ làm thuê luận văn, chuyên đề, báo cáo, đồ án, tiểu luận: nhận mọi đề tài khó, tất cả các chuyên nghành kinh tế cho các trường từ trung cấp đến đại học. Chúng tôi có khoảng 1,2 triệu bản luận văn thuộc tất cả các nghành, cập nhật từ năm 2006 – 2008.” Thông thường, ở các tin rao vặt, hệ thống mạng thường cập nhật số lượt người vào xem. Những tin tức rao bán luận văn thường thu hút nhiều lượt người truy cập.
Để thuận tiện cho người mua luận văn trên mạng, các website mua bán này thường có hướng dẫn cách thanh toán mua luận văn. Ở trang thuvienluanvan.com, cách hướng dẫn mua luận văn được chỉ dẫn cụ thể từng bước. Bước 1: “Chuyển phí đặt mua tài liệu qua Ngân hàng hoặc chuyển khoản qua ATM” ; bước 2: “Sau khi đã thanh toán phí đặt mua, bạn vui lòng thông báo đến thư viện một trong hai cách: gọi điện thông báo hoặc nhắn tin thông báo cho bộ phận hỗ trợ khách hàng, hoặc gửi thư thông báo đến email” bước 3: “Ban điều hành sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu và gửi tài liệu đặt mua đến email của bạn sau đó 10 phút!”
Trong vai trò là một người muốn mua luận văn, chúng tôi đã liên lạc với một địa chỉ email mang tên luanvancuaban@gmail.com, bày tỏ mong muốn tìm hiểu về giá cả, cách thức thanh toán, thì được hồi âm lại là : “Nếu bạn mua luận văn đã có để tham khảo, thì giá như sau: đại học 100 ngàn/ luận văn, cao học 150 ngàn/ luận văn. Nếu bạn thuê làm mới từ A đến Z thì giá như sau: đại học 1.2 triệu, cao học 5 triệu. Nếu bạn không ở Hải Phòng thì chuyển khoản ATM cho mình. Mong hợp tác”.
Không chỉ nhận làm thuê luận văn bằng tiếng Việt, nhiều tin rao vặt còn nhận cả những bài viết đòi hỏi phải thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài: “Đặt biệt hiện nay dịch vụ của chúng tôi có nhận các bài tiểu luận – luận án bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Nhận làm bài tập tiếng Anh tại lớp, giá cả cạnh tranh”- một tin rao vặt trên rongbay.com ngang nhiên tiếp thị!
Thâm nhập nguồn “hàng”
Để trả lời cho câu hỏi những website mua bán luận văn kiếm đâu ra một “ngân hàng” dữ liệu đồ sộ lên đến hàng trăm nghìn đến hàng triệu bản luận văn để bán, chúng tôi đã lùng sục tìm hiểu và được biết, tất cả đều có sự “bắt tay” của những cửa hàng photocopy.
Ở gần các trường đại học, cao đẳng thường có rất nhiều các cửa hàng photocopy, làm công việc in ấn và sao chép các tài liệu cho sinh viên như bài tiểu luận, luận văn, luận án, đồ án tốt nghiệp… Những bài viết này sau khi được in ra, sẽ vẫn lưu lại ở trong máy tính của chủ quán photocopy. Đây chính là nguồn “hàng” chính cung cấp cho các “chợ” luận văn trên internet.
Đóng vai là một người đi mua luận văn, chúng tôi tìm đến một quán photo gần trường ĐHKTQD. Anh chủ quán rất niềm nở, thoải mái cho chúng tôi mở máy tính tìm kiếm các loại luận văn. Hàng ngàn bản luận văn được hiện ra trước mắt, với đầy đủ các đề tài thuộc tất cả các lĩnh vực từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội.
Qua tìm hiểu, được biết cũng có một vài trường hợp sinh viên sau khi “dùng” xong luận văn đã đem bán cho các quán photocopy. Tuy nhiên vì giá cả quá “bèo” nên hình thức này không phổ biến. Đa số nguồn “hàng” chính mà các quán photocoppy có được là do sự sao chép trái phép các bản luận văn của sinh viên đem ra quán họ in ấn. Điều đáng buồn là phần lớn sinh viên đều biết điều này nhưng họ không có cách nào khống chế. “Biết thì làm gì được hả bạn? Mình đem ra in thì tài liệu của mình lưu lại trong máy họ rồi. Có lần mình cẩn thận xoá đi trước khi rời quán nhưng về hỏi anh bạn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực máy tính, thì được biết là dù mình có xoá đi nhưng sau đó họ vẫn có thể vào thùng rác của máy lấy lại được nguyên vẹn bài viết của mình” – Tuấn, một sinh viên trường ĐHKTQD than thở.
Bên cạnh việc “đánh cắp” bài viết từ các sinh viên, để cho “nguồn hàng” thêm phong phú, đầy đủ các quán photo còn tự trao đổi “hàng hóa” với nhau. Tại một quán photocopy cạnh trường ĐHKTQD, chúng tôi tìm thấy khá nhiều đề tài của sinh viên đến từ các trường ĐH Thương Mại, ĐH xây dựng, ĐH khoa học xã hội & Nhân văn…
Sau khi có trong tay một “ngân hàng” dữ liệu, đầy đủ các loại về luận văn, luận án, đồ án đồ sộ như vậy, việc cuối cùng là lên các trang mạng rao bán. Tất nhiên, làm được công việc này, “đội ngũ” ở các quán photocopoy cần “bắt tay” với những người thông thạo máy tính, internet. Chính sự “móc ngoặc” này là sự khởi đầu cho các “chợ” mua bán luận văn trên internet diễn ra nhộn nhịp, công khai.
Làm gì để chống?
Việc buôn bán luận văn diễn ra công khai trên mạng mà chưa có sự kiểm soát. Đa phần những người đang hành nghề “buôn” luận văn biện hộ rằng, họ chỉ bán luận văn cho sinh viên làm tài liệu tham khảo. Rõ ràng Lý do này là không thuyết phục, bởi thực ra, ở tất cả các trường ĐH, CĐ đều lưu giữ lại những luận văn đã bảo vệ của sinh viên các khóa trước. Nếu muốn có tài liệu tham khảo sinh viên có thể mượn luôn những luận văn này chứ không dại gì phải mất tiền đi mua.
Thực ra, rất nhiều trường hợp sao chép luận văn trái phép mà không bị phát hiện. Thức là cựu sinh viên ĐH Văn Hóa, mới ra trường được gần một năm kể cho chúng tôi biết, năm ngoái, bạn ham mê điện tử nên thời gian bảo vệ khóa luận tốt nghiệp gần đến mà chưa viết được một chữ nào cho bài luận văn. Thế là Thức quyết định lên các trang web tìm mua khóa luận. Trong một thời gian ngắn, Thức đã tìm mua được 5 luận văn ưng ý vì những luận văn này đều có đề tài gần giống với đề tài mà Thức đang làm. Sau đó, chỉ trong một buổi tối, Thức đã “làm xong” đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình bằng cách, “xào” lại 5 luận văn vừa mua và thêm thắt một vài số liệu mới. Thức cười khoái chí: “Thế mà cuối cùng luận văn của mình cũng được điểm 9 đấy!”
Thực trạng sinh viên ăn cắp luận văn diễn ra ngày càng tinh vi và nghiêm trọng, trong khi chưa có chế tài nào xử lý triệt để. Thiết nghĩ, các luận văn sau khi bảo vệ xong cần được số hóa để nhà trường dễ bề quản lý, đồng thời cũng dễ phát hiện ra đâu là luận văn “sao y bản chính”. Có như vậy, chợ luận văn trên internet mới…“vãn chiều”.
Lành Hữu
Công nghệ tiếp thị
Hiện nay có rất nhiều website đăng tải nội dung rao bán luận văn, khóa luận, luận án tiến sĩ, đề án. Không khó khăn gì nếu muốn mua một luận văn qua mạng internet. Khi search trên google với cụm từ kiểu như “mua luận văn”, hàng loạt các website mua bán luận văn được hiện ra, phổ biến như thuvienluanvan.com, choluanvan.com, timluanvan.com, muare.vn, webmuaban.com… Ngoài ra, ở các website rao vặt như rongbay.com, raovat123.com, azraovat.com.. cũng có nhan nhản những tin chào bán luận văn bắt mắt .
Chúng tôi thực sự bị choáng ngợp và bất ngờ trước các lời mời quảng cáo mua bán luận văn công khai, như: “Dịch vụ làm thuê luận văn, chuyên đề, báo cáo, đồ án, tiểu luận: nhận mọi đề tài khó, tất cả các chuyên nghành kinh tế cho các trường từ trung cấp đến đại học. Chúng tôi có khoảng 1,2 triệu bản luận văn thuộc tất cả các nghành, cập nhật từ năm 2006 – 2008.” Thông thường, ở các tin rao vặt, hệ thống mạng thường cập nhật số lượt người vào xem. Những tin tức rao bán luận văn thường thu hút nhiều lượt người truy cập.
Để thuận tiện cho người mua luận văn trên mạng, các website mua bán này thường có hướng dẫn cách thanh toán mua luận văn. Ở trang thuvienluanvan.com, cách hướng dẫn mua luận văn được chỉ dẫn cụ thể từng bước. Bước 1: “Chuyển phí đặt mua tài liệu qua Ngân hàng hoặc chuyển khoản qua ATM” ; bước 2: “Sau khi đã thanh toán phí đặt mua, bạn vui lòng thông báo đến thư viện một trong hai cách: gọi điện thông báo hoặc nhắn tin thông báo cho bộ phận hỗ trợ khách hàng, hoặc gửi thư thông báo đến email” bước 3: “Ban điều hành sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu và gửi tài liệu đặt mua đến email của bạn sau đó 10 phút!”
Trong vai trò là một người muốn mua luận văn, chúng tôi đã liên lạc với một địa chỉ email mang tên luanvancuaban@gmail.com, bày tỏ mong muốn tìm hiểu về giá cả, cách thức thanh toán, thì được hồi âm lại là : “Nếu bạn mua luận văn đã có để tham khảo, thì giá như sau: đại học 100 ngàn/ luận văn, cao học 150 ngàn/ luận văn. Nếu bạn thuê làm mới từ A đến Z thì giá như sau: đại học 1.2 triệu, cao học 5 triệu. Nếu bạn không ở Hải Phòng thì chuyển khoản ATM cho mình. Mong hợp tác”.
Không chỉ nhận làm thuê luận văn bằng tiếng Việt, nhiều tin rao vặt còn nhận cả những bài viết đòi hỏi phải thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài: “Đặt biệt hiện nay dịch vụ của chúng tôi có nhận các bài tiểu luận – luận án bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Nhận làm bài tập tiếng Anh tại lớp, giá cả cạnh tranh”- một tin rao vặt trên rongbay.com ngang nhiên tiếp thị!
Thâm nhập nguồn “hàng”
Để trả lời cho câu hỏi những website mua bán luận văn kiếm đâu ra một “ngân hàng” dữ liệu đồ sộ lên đến hàng trăm nghìn đến hàng triệu bản luận văn để bán, chúng tôi đã lùng sục tìm hiểu và được biết, tất cả đều có sự “bắt tay” của những cửa hàng photocopy.
Ở gần các trường đại học, cao đẳng thường có rất nhiều các cửa hàng photocopy, làm công việc in ấn và sao chép các tài liệu cho sinh viên như bài tiểu luận, luận văn, luận án, đồ án tốt nghiệp… Những bài viết này sau khi được in ra, sẽ vẫn lưu lại ở trong máy tính của chủ quán photocopy. Đây chính là nguồn “hàng” chính cung cấp cho các “chợ” luận văn trên internet.
Đóng vai là một người đi mua luận văn, chúng tôi tìm đến một quán photo gần trường ĐHKTQD. Anh chủ quán rất niềm nở, thoải mái cho chúng tôi mở máy tính tìm kiếm các loại luận văn. Hàng ngàn bản luận văn được hiện ra trước mắt, với đầy đủ các đề tài thuộc tất cả các lĩnh vực từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội.
Qua tìm hiểu, được biết cũng có một vài trường hợp sinh viên sau khi “dùng” xong luận văn đã đem bán cho các quán photocopy. Tuy nhiên vì giá cả quá “bèo” nên hình thức này không phổ biến. Đa số nguồn “hàng” chính mà các quán photocoppy có được là do sự sao chép trái phép các bản luận văn của sinh viên đem ra quán họ in ấn. Điều đáng buồn là phần lớn sinh viên đều biết điều này nhưng họ không có cách nào khống chế. “Biết thì làm gì được hả bạn? Mình đem ra in thì tài liệu của mình lưu lại trong máy họ rồi. Có lần mình cẩn thận xoá đi trước khi rời quán nhưng về hỏi anh bạn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực máy tính, thì được biết là dù mình có xoá đi nhưng sau đó họ vẫn có thể vào thùng rác của máy lấy lại được nguyên vẹn bài viết của mình” – Tuấn, một sinh viên trường ĐHKTQD than thở.
Bên cạnh việc “đánh cắp” bài viết từ các sinh viên, để cho “nguồn hàng” thêm phong phú, đầy đủ các quán photo còn tự trao đổi “hàng hóa” với nhau. Tại một quán photocopy cạnh trường ĐHKTQD, chúng tôi tìm thấy khá nhiều đề tài của sinh viên đến từ các trường ĐH Thương Mại, ĐH xây dựng, ĐH khoa học xã hội & Nhân văn…
Sau khi có trong tay một “ngân hàng” dữ liệu, đầy đủ các loại về luận văn, luận án, đồ án đồ sộ như vậy, việc cuối cùng là lên các trang mạng rao bán. Tất nhiên, làm được công việc này, “đội ngũ” ở các quán photocopoy cần “bắt tay” với những người thông thạo máy tính, internet. Chính sự “móc ngoặc” này là sự khởi đầu cho các “chợ” mua bán luận văn trên internet diễn ra nhộn nhịp, công khai.
Làm gì để chống?
Việc buôn bán luận văn diễn ra công khai trên mạng mà chưa có sự kiểm soát. Đa phần những người đang hành nghề “buôn” luận văn biện hộ rằng, họ chỉ bán luận văn cho sinh viên làm tài liệu tham khảo. Rõ ràng Lý do này là không thuyết phục, bởi thực ra, ở tất cả các trường ĐH, CĐ đều lưu giữ lại những luận văn đã bảo vệ của sinh viên các khóa trước. Nếu muốn có tài liệu tham khảo sinh viên có thể mượn luôn những luận văn này chứ không dại gì phải mất tiền đi mua.
Thực ra, rất nhiều trường hợp sao chép luận văn trái phép mà không bị phát hiện. Thức là cựu sinh viên ĐH Văn Hóa, mới ra trường được gần một năm kể cho chúng tôi biết, năm ngoái, bạn ham mê điện tử nên thời gian bảo vệ khóa luận tốt nghiệp gần đến mà chưa viết được một chữ nào cho bài luận văn. Thế là Thức quyết định lên các trang web tìm mua khóa luận. Trong một thời gian ngắn, Thức đã tìm mua được 5 luận văn ưng ý vì những luận văn này đều có đề tài gần giống với đề tài mà Thức đang làm. Sau đó, chỉ trong một buổi tối, Thức đã “làm xong” đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình bằng cách, “xào” lại 5 luận văn vừa mua và thêm thắt một vài số liệu mới. Thức cười khoái chí: “Thế mà cuối cùng luận văn của mình cũng được điểm 9 đấy!”
Thực trạng sinh viên ăn cắp luận văn diễn ra ngày càng tinh vi và nghiêm trọng, trong khi chưa có chế tài nào xử lý triệt để. Thiết nghĩ, các luận văn sau khi bảo vệ xong cần được số hóa để nhà trường dễ bề quản lý, đồng thời cũng dễ phát hiện ra đâu là luận văn “sao y bản chính”. Có như vậy, chợ luận văn trên internet mới…“vãn chiều”.
Lành Hữu