Các sản phẩm CNTT mang lại hiệu quả thiết thực cho Chính phủ
Sáng 16/10, Ban Chủ nhiệm Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia đoạn 2016 - 2020 "Nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử" (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã báo cáo về hiệu quả cũng như những ứng dụng thiết thực của chương trình phục vụ Chính phủ điện tử.
- Đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số
- Ứng dụng Blockchain trong Chính phủ điện tử
- Thanh tra Chính phủ điểm hàng loạt sai phạm tại dự án BT đất sân bay Nha Trang
- Việt Nam cần quyết liệt trong cuộc “cách mạng” mang tên Chính phủ điện tử
- Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn mới
- Thứ trưởng Bộ TT&TT đề xuất duy trì cơ chế hoạt động hiệu quả của UBQG về Chính phủ điện tử
- Thủ tướng kích hoạt 2 hệ thống CNTT tiến tới Chính phủ điện tử
Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 “Nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử” (Chương trình KC.01/16-20) do Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai đến nay đã có những kết quả tích cực với nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Nhiều hạng mục đề ra đã vượt chỉ tiêu.
Tại Hội nghị báo cáo tổng kết, đánh giá Chương trình, Ban Chủ nhiệm đề tài đã đánh giá những kết quả đạt được theo các chỉ tiêu đặt ra trong Khung chương trình.
Cụ thể, về trình độ khoa học, mỗi nhiệm vụ đều có ít nhất hai bài báo được đăng tải và trình bày tại các hội nghị, hội thảo hoặc trên các tạp chí Khoa học và Công nghệ có uy tín trong nước và quốc tế.
Về trình độ công nghệ, các nhóm nghiên cứu đã chế tạo một số sản phẩm phần cứng, phần mềm đáp ứng yêu cầu phát triển và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin nhằm triển khai hiệu quả Chính phủ điện tử. Trong đó một số sản phẩm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và quốc tế. Điển hình như máy tính an toàn, camera an toàn, một số thiết bị mạng, giải pháp theo dõi, phát hiện, cảnh báo tấn công mạng.
Về sở hữu trí tuệ, có 16/26 nhiệm vụ đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ hoặc giải pháp hữu ích. So với yêu cầu là vượt mức chỉ tiêu.
Về đào tạo, Chương trình góp phần hình thành trên 10 nhóm nghiên cứu tại các tổ chức Khoa học và Công nghệ có trình độ và năng lực nghiên cứu trong các lĩnh vực chuyên môn, vượt mức chỉ tiêu. Kết quả có 25/26 nhiệm vụ đào tạo được tối thiểu hai Thạc sĩ và tham gia đào tạo một Tiến sĩ, vượt mức kế hoạch.
Có trên 50% nhiệm vụ có kết quả có thể tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng phát triển công nghệ ở giai đoạn tiếp theo; 100% nhiệm vụ đều thử nghiệm sản phẩm thực tế tại các bộ, ngành, địa phương.
Toàn cảnh hội nghị.
Theo PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Chủ nhiệm Chương trình, Chương trình đã giúp tăng cường khả năng làm chủ, ứng dụng, phát triển công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, công nghệ xử lý dữ liệu lớn, công nghệ điện toán đám mây phục vụ hoạt động Chính phủ điện tử; Bổ sung nguồn nhân lực trình độ cao, năng lực nghiên cứu ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội; Sự tham gia thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ các doanh nghiệp đã nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ mới phục vụ sản xuất kinh doanh; Sản phẩm của các đề tài đã được đưa vào ứng dụng thực tế phục vụ cho phát triển Chính phủ điện tử tại các bộ, ngành, địa phương.
Đến thời điểm này, 100% các đề tài đã nghiệm thu đều có kết quả được ứng dụng vào thực tiễn, phục vụ cho các hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước, có tiềm năng thương mại hóa.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, có thể nói, đóng góp cho những thành công bước đầu trong phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam có một phần quan trọng chính là sự nỗ lực chung của Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao tại Nghị quyết 36a. Trong đó có nhiệm vụ “Xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm Công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử”. Đây cũng chính là căn cứ pháp lý của Chương trình KC.01/16-20.
Bày tỏ sự ấn tượng với những kết quả đạt được của Chương trình, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho rằng, các sản phẩm nghiên cứu của Chương trình về cơ bản đã phủ đều ba mục tiêu mà Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã đặt ra: Các sản phẩm phần cứng, phần mềm, giải pháp tích hợp, nền tảng cho phát triển các ứng dụng phục vụ hoạt động của Chính phủ điện tử; Các sản phẩm cho phát triển và hoàn thiện hạ tầng Công nghệ thông tin của Chính phủ điện tử; Một số dự thảo để từ đó hình thành nên Tiêu chuẩn quốc gia, các hướng dẫn kỹ thuật trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển đô thị thông minh.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho rằng: Chương trình KC.01/16-20 thiếu vắng loại hình nhiệm vụ là dự án sản xuất thử nghiệm; sự tham gia của doanh nghiệp còn có phần hạn chế; chưa huy động được nhiều nguồn vốn từ ngoài ngân sách nhà nước, đặc biệt là chưa có sự tham gia đông đảo trong việc thực hiện nhiệm vụ từ các bộ, ngành có nhiều dịch vụ công như Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Giao thông Vận tải, Y tế…
“Tôi đề nghị Ban Chủ nhiệm Chương trình giai đoạn 2016 - 2020, các đơn vị quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ đặc biệt lưu ý đến những điểm hạn chế này để tư vấn, giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện tốt các chương trình Khoa học và công nghệ có liên quan trong thời gian tới”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng nói.
PV (T/h)