Đánh giá các đĩa cứu hộ Antivirus Rescue

10:00, 24/05/2010

Hiện trên thị trường có khá nhiều phần mềm Antivirus Rescue. Bài viết sau sẽ đưa ra cái nhìn cụ thể nhất, so sánh giữa các đĩa cứu hộ phổ biến hiện nay.

 
Thông thường, các chương trình diệt virus đều có khả năng chọn, quét ổ đĩa cứng của máy. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể boot vào Windows, các đĩa quét virus sẽ là lựa chọn hàng đầu. Các đĩa Antivirus Rescue CD có thể sử dụng các hệ điều hành khác, thường là Linux để vào hệ thống và thực thi tác vụ dọn dẹp lại máy. Trong số các đĩa Antivirus Rescue, nổi bật có 9 đối thủ đáng kể nhất. 

 
STT Tên phần mềm Giá Dung lượng Địa chỉ tải

Antivir Rescue CD Miễn phí 65 MB http://bit.ly/10b5mN

avast! BART CD 149.95 USD 80 MB http://bit.ly/bndED4

AVG Rescue CD Miễn phí 76 MB http://bit.ly/duJOqW

BitDefender Rescue CD Miễn phí 260 MB http://bit.ly/RRgJz

F-Secure Rescue CD Miễn phí 118 MB http://bit.ly/dip7V4

Kaspersky Rescue Disk Miễn phí 115 MB http://bit.ly/4kgTAl

Norton Bootable Recovery Tool Cần key NAV/NIS 2011 167 MB http://bit.ly/cZaVQE

Panda SafeCD  Miễn phí 150 MB http://bit.ly/9fRjn9

PC Tools Alternate Operating System Scanner Miễn phí 80 MB http://bit.ly/cxL7tq
 
1. Nền tảng hệ điều hành và việc ghi đĩa 

Hầu hết các đĩa boot ngày nay đều chế biến trên nền Linux. BitDefender và F-Secure sử dụng Knoppix, trong khi Kaspersky boot từ Gentoo, Panda chạy Debian, và PC Tools sử dụng bản phân phối Linux riêng. 

Chỉ riêng Norton và avast sử dụng môi trường Windows PE. Đây cũng là 2 trong số các gói phần mềm tạo đĩa boot khắc phục sự cố máy tính không miễn phí. Sử dụng Windows PE cần có bản quyền, điều đó có nghĩa Symantec không thể cho không biếu không sản phẩm của mình. Để sử dụng đĩa boot Norton Bootable Recovery Tool, bạn cần có key kích hoạt bản quyền Cần key NAV/NIS 2011.


Trong khi đó, đĩa BART CD của avast được thiết kế dành cho các kĩ thuật viên chuyên nghiệp. Với giá 149 USD cho một năm sử  dụng (được cập nhật dữ liệu), rõ ràng, người dùng cuối ít có điều kiện để tiếp cận. Lưu ý rằng, BART rút gọn cho Bootable Antivirus and Recovery Tool—vì vậy, nó không có liên hệ nào tới môi trường BartPE, vốn cũng khá quen thuộc.

Trong tất cả các trường hợp, bạn sẽ phải tải về tập in ISO để ghi ra đĩa CD. Khi không thể boot vào máy, bạn phải sử dụng một chiếc máy “sạch” để làm việc này. Riêng đối với trường hợp của Norton, bạn sẽ phải tải về một gói tiền trạm *.exe có dung lượng khoảng 370 kb, sau đó, kích hoạt để tải về gói chương trình để tạo đĩa CD hoặc thẻ nhớ USB có chức năng boot.  

AVG và F-Secure cũng có thêm chức năng tạo đĩa boot cho USB ngoài tạo đĩa CD boot. Trong khi đó, Kaspersky sẽ thêm tính năng này ở phiên bản 2010. Nếu mua phần mềm bản quyền Kaspersky, bạn sẽ được tặng kèm đĩa cứu hộ.  

2. Cơ chế hoạt động 

Tất cả các đĩa cứu hộ đều có có thể quét và tận diệt virus trên hệ thống ổ đĩa được format theo định dạng FAT và NTFS. Tuy điều này không mới vì hầu hết các ổ đĩa sử dụng máy tính hiện nay (và Windows nói chung) đều dùng 2 định dạng trên, nhưng có điểm đáng lưu ý là trước đây, các đĩa CD cứu hộ thường chỉ có thể quét và diệt virus trên một số định dạng tập tin nhất định. 

Ngoại trừ sản phẩm của PCTools, tất cả các đĩa cứu hộ trên  đều tích hợp sẵn cơ chế tự động cập nhật dữ liệu. Để làm việc này trên đĩa CD cứu hộ của PCTools, bạn buộc phải tải về gói chương trình mới, được phát hành theo tuần.  

Đĩa cứu hộ của PC Tools và F-Secure CDs chỉ đơn giản là đổi tên của các phần mềm, gói chương trình hiểm độc phát hiện được để chúng không thể thực thi được, “chờ đợi” người dùng sử dụng chương trình an ninh mạng bản đầy đủ để xử lý. Trong khi đó, các đĩa CD cứu hộ còn lại đều có khả năng ngăn ngừa, “giam cầm”, đổi tên hoặc thậm chí là xóa các tập tin, gói ứng dụng mã độc, nhưng bạn vẫn cần phải thực hiện các bước hướng dẫn theo trình thuật sĩ trên môi trường Windows. Riêng Avast!'s BART CD là có nhiều điểm vượt trội. Sản phẩm thương mại này có khả năng quét sạch virus, malware mà không cần bất kì sự trợ giúp từ sản phẩm an ninh mạng chuyên dụng nào khác. 

Ngoài ra, chỉ có  sản phẩm của avast và Norton là có khả năng phát hiện và diệt mã khóa của phần mềm độc hại ẩn mình trong registry. 

Một điểm đáng lưu ý là ngoại trừ sản phẩm của PCTools, tất cả các đĩa cứu hộ đều có khả  năng quét tập tin ở ổ cứng gắn ngoài, nhưng chỉ có avast!'s BART CD là có khả năng gỡ bỏ malware “đeo bám” trong registry “ngoại vi”. 

3. Lựa chọn công cụ nào?

Tiêu chí đầu tiên nhiều người quan tâm là sản phẩm họ sẽ  sử dụng có miễn phí hay không! Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, trong trường hợp này, câu nói “tiền nào của nấy” rất phù hợp. 

Ngoài ra, để lựa chọn  đúng sản phẩm mình cần, bạn cần phải xác định tình trạng hiện tại của máy. 7 trong số 9 sản phẩm thử nghiệm trong bài viết đều miễn phí, nên trước hết, bạn nên thử qua các công cụ này. Sản phẩm của Kaspersky và Bitdefender là lựa chọn đầu tiên. Có một điều đáng lưu ý là nhiều người sẽ chọn Hirenboot để quét virus khi không thể vào được Windows, nhưng nên nhớ đây là bộ công cụ có bản quyền. Do vậy, các chương trình miễn phí ở trên là lựa chọn sáng giá nhất cho người dùng cuối. 

Nếu là người đang dùng sản phẩm của Norton, bạn nên tận dụng sức mạnh của phần mềm thương mại có trên đĩa cứu hộ sẽ tải về.  

Trong trường hợp là  các kĩ thuật viên chuyên nghiệp, nhân viên ở  trung tâm sửa chữa máy tính, bạn có thể cân nhắc sử dụng phần mềm của avast!'s BART CD với các tính năng cao cấp kèm theo. 

 
Theo LBVMVT