Đến lượt Nhật bị TQ “xâm lấn” bằng giàn khoan
Đúng như các nhà phân tích đã dự đoán, Trung Quốc (TQ) không bao giờ từ bỏ mưu đồ “độc chiếm” Biển Đông và Biển Hoa Đông.
- TQ sẽ đưa giàn khoan HD-981 trở lại?
- TQ rút giàn khoan HD-981 nhưng vẫn “mạnh miệng” về Biển Đông
- Nói công ước LHQ về luật Biển năm 1982 không áp dụng với biển Đông là nhảm nhí
- Biển Đông: Trung Quốc đang tự vẽ bùa để tự đeo
- “Đường 9 đoạn” nóng tại Shangri-La
- Các học giả phản bác mạnh mẽ "đường lưỡi bò" do Trung Quốc tự vẽ ra
- Căng thẳng TQ-Mỹ: Không chỉ Biển Đông, công nghệ cũng “hứng đạn”
- TQ sẽ phản ứng ra sao trước Nghị quyết của Thượng viện Mỹ về biển Đông?
- Những sản phẩm số tiêu biểu năm 2007
TQ: Đưa giàn khoan Khải Hoàn 01 vào vùng biển Nhật Bản
Tân Hoa Xã đưa tin, trong khi Hải quân TQ tổ chức diễn tập bắn đạn thật tại vùng Biển Hoa Đông, một giàn khoan tự nâng tên gọi “Khải Hoàn 01” đã tiến vào vùng biển thuộc khu vực đảo Senkaku/Điếu Ngư và tiến hành hoạt động thăm dò, trang Người đưa tin cho biết.
Hiện, cả Nhật Bản lẫn TQ đều tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này Senkaku – tên do Nhật Bản đặt và Điếu Ngư – Tên do TQ đặt), song nó đang nằm dưới sự kiểm soát của Nhật Bản.
Giàn khoan HD-981 vừa rút khỏi vùng biển Việt Nam, TQ đã kéo ngay giàn khoan Khải Hoàn 1 vào vùng biển Nhật Bản.
Theo tờ Tuần báo Thượng Du, giàn khoan Khải Hoàn 01 dài 66,71m, rộng 67,06m, có giá trị tới 180 triệu USD, do công ty KS Energy Singapore chế tạo, sau đó được Công ty ICBC Leasing (công ty con của Ngân hàng công thương Trung Quốc ICBC) mua lại và hiện đang được công ty dầu khí COSL (TQ) thuê.
Trước đó, ICBC Leasing cũng đưa các giàn khoan Hải Dương 932 và giàn khoan Nhà thám hiểm số 1 vào hoạt động trong tháng 3 và tháng 5 trên biển Đông.
Nhật: TQ lập Trung tâm chỉ huy biển Hoa Đông
Báo Yomiuri dẫn các nguồn tin trong giới quân sự cho biết, quân đội TQ mới đây đã thành lập một Trung tâm chỉ huy tác chiến hỗn hợp biển Hoa Đông, đồng thời tăng cường giám sát khu vực nhận diện phòng không ở vùng biển này, TTXVN cho hay.
Theo tạp chí Bình luận phòng vệ Hán Hòa có trụ sở tại Hong Kong, Trung tâm chỉ huy tác chiến hỗn hợp biển Hoa Đông được đặt tại căn cứ ngầm sâu tới 100m ở phía Tây thủ đô Bắc Kinh, là một phần trung tâm chỉ huy của lực lượng tên lửa chiến lược TQ.
Cùng với việc thành lập Trung tâm chỉ huy, TQ cũng đẩy mạnh giám sát khu vực vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông.
Sách trắng quốc phòng Nhật Bản coi Trung-Nga-Triều là mối đe dọa
Ngày 5/8, nội các Nhật Bản đã thông qua Sách trắng quốc phòng năm 2014, trong đó cảnh báo rằng các hành động nguy hiểm của TQ liên quan tới tuyên bố chủ quyền ở Hoa Đông có thể dẫn tới các hậu quả khôn lường trong khu vực.
"Liên quan tới các xung đột vì lợi ích biển, TQ đã thực hiện các biện pháp hung hăng, trong đó có nỗ lực thay đổi hiện trạng bằng các biện pháp ép buộc, vốn đi ngược với trật tự và luật pháp quốc tế hiện thời" – Sách tráng này cho biết.
Cũng theo sách trắng quốc phòng này, Nhật Bản cần phải tăng cường khả năng phòng thủ, và phối hợp khả năng phòng thủ với các hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ để đối phó với một môi trường an ninh ngày càng nghiêm trọng xung quanh Nhật Bản. Đồng thời chỉ ra rằng những mối đe dọa sẽ đến từ Triều Tiên, Trung Quốc và Nga.
"Nhật Bản rất lo ngại về sự thiết lấp ADIZ ở Hoa Đông, vốn là một hành động đặc biệt nguy hiểm, gây leo thang tình hình và có thể dẫn tới các hệ quả không lường trước được trong khu vực", hãng thông tấn Kyodo dẫn sách trắng cho biết.
Thanh Trà (tổng hợp)