Diagram Studio 5.5 - Xưởng sản xuất sơ đồ

00:00, 08/01/2010

Việc tạo một sơ đồ, biểu đồ, bản đồ tư duy,…là công việc phải làm đối với những ai muốn bài thuyết trình thu hút trước mắt người xem. Nếu chỉ với công cụ soạn thảo văn bản thì bạn tạo một sơ đồ sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức.
 
Do đó, bạn cần phải có sự trợ giúp của một phần mềm vẽ sơ đồ chuyên nghiệp mà Diagram Studio 5.5 là một đại diện. Đây là một phần mềm đã vượt qua rất nhiều ứng dụng cùng loại khác về khả năng tiện dụng cũng như tính chuyên nghiệp để việc tạo một sơ đồ chỉ với vài thao tác đơn giản.


Diagram Studio 5.5 có một giao diện quen thuộc gần giống với giao diện Office 2007, với hệ thống các danh mục sơ đồ được phân lập theo chủ đề rất rõ ràng và khoa học. Diagram Studio 5.5 (DS) có dung lượng 16 MB, bạn có thể tải bản đầy đủ tại đây.
 

 
Sau khi cài đặt và đăng kí cho chương trình, bạn nhấn vào biểu tượng của DS trên desktop để vào giao diện chính. DS sẽ cung cấp cho bạn ba khung: Get Started, Category, Template. Trước khi bắt tay vào việc tạo sơ đồ thì bạn hãy xem qua những dạng sơ đồ đã được tạo sẵn tại mục Open a drawing: Network Diagram-mẫu sơ đồ mạng, Flowchart Sample-mẫu sơ đồ khối, Picture Annotation-mẫu chú thích ảnh, Organization Chart-mẫu sơ đồ tổ chức.
 
Khi đã rút ra những kinh nghiệm nhất định, bạn nhìn sang khung Category để chọn chủ đề cần lập sơ đồ: Block Diagram-sơ đồ kết cấu, Building Plan-sơ đồ tầng lầu, nội thất, Engineering-sơ đồ kỹ thuật, Flowchart-sơ đồ khối, Forms and Charts-tạo mẫu và biểu đồ, Maps and Geography-bản đồ, địa lý, Network Diagram-sơ đồ mạng, Organization Chart-sơ đồ tổ chức, Software-sơ đồ phần mềm, Web Diagram-sơ đồ web. Cửa sổ hiện ra ở các chủ đề đều giống nhau nên bài viết này sẽ đề cập đến chủ đề Flowchart với năm bước tạo sơ đồ, còn các chủ đề khác bạn có thể thực hiện tương tự.


1.Tạo sơ đồ mới:
 

            Trong khung Template, bạn chọn một mẫu sơ đồ trong sáu dạng: Basic Flowchart, Audit Diagram, Mind Mapping Diagram, SDL Diagram, TQM Diagram, Work Flow Diagram. Trong cửa sổ hiện ra, bạn sẽ thấy những công cụ cần thiết cho việc thiết kế sơ đồ, được tập hợp trong hai thẻ Home Design.


2. Chèn các đối tượng vào sơ đồ:
 
            Để tạo các sơ đồ dạng Flowchart thì bạn có thể sử dụng các hình chữ nhật đại diện cho một quá trình hoặc sử dụng một hình đặc trưng bất kỳ, chẳng hạn như sơ đồ tư duy. Trên cửa sổ DS, bạn tìm các thẻ tính năng: Libraries Pane-thư viện hình, Selection Pane-chọn đối tượng, Properties-thuộc tính, Navigation Pane-bảng điều hướng, ở dọc hai bên giao diện và chỉ cần đưa chuột đến thì cửa sổ tính năng sẽ được mở ra.
 
Trong các thẻ ấy, Labraries Pane giữa vai trò quan trọng nhất vì nó giúp bạn tạo ra các đối tượng hình vẽ rất nhanh chóng chỉ với phương pháp kéo - thả. Thẻ Libraries Pane cung cấp các nhóm chủ đề: Borders and Titles-tạo các đường viền và tiêu đề, Arrows and Connectors-tạo các dạng mũi tên, Basic Symbols-chèn các vật tượng trưng cơ bản, Mind Mapping Diagram Shapes-tạo các hình của sơ đồ tư duy. Ngoài ra, nếu cần thêm các đối tượng hình thuộc các chủ đề khác thì bạn nhấn vào biểu tượng Open Library () để duyệt đến thư mục Lid trong thư mục cài đặt của chương trình rồi chọn chủ đề muốn thêm.
 


Ngoài các hình được cung cấp tại thẻ Libraries Pane, bạn có thể chèn thêm các dạng hình khác ở mục Insert của menu Home như: Draw a Line-vẽ đường thẳng, Draw a Curve-vẽ đường cong, Draw a Rectangle-vẽ hình chữ nhật, Draw an Ellipse-vẽ hình ellip, Draw a Poligon-vẽ đa giác, Draw a Closed Curve-vẽ các đường cong kín, From Clip Art (hoặc From File)-chèn thêm các hình ảnh sống động.


3.Tạo kết nối:
 

Sau khi đã tạo ra các đối tượng hình và sắp xếp chúng theo đúng vị trí muốn thiết kế thì bạn cần tạo sự liên kết giữa các đối tượng với nhau bằng các dạng dây nối. Bạn chọn menu Home > chọn mục Insert > nhấn nút xổ xuống của nút Shapes, rồi chọn: Draw a Line Connector-vẽ liên kết dạng đường thẳng, Draw a Dynamic Connector-vẽ liên kết dạng gấp khúc động, Draw a Curve Connector-vẽ liên kết dạng đường cong. Nếu bạn cảm thấy hình dạng của dây nối không bắt mắt thì bạn chọn thẻ Properties để thay đổi các thuộc tính: Name-tên, Hyperlink-liên kết, Visible-hiển thị, LineColor-màu nét vẽ, LineStyle-kiểu nét vẽ, LineWidth-độ rộng của nét vẽ.


4. Chèn văn bản vào đối tượng:
 

            Để chèn văn bản vào các đối tượng, bạn nhấn đôi chuột vào chúng rồi sử dụng các công cụ: font chữ, kích cỡ chữ, màu chữ, chữ đậm (Bold), chữ nghiêng (Italic), chữ gạch dưới (Underline),  trên mục Text để nhập vào văn bản. Lưu ý, để nhập văn bản tiếng Việt có dấu mà không bị lỗi thì bạn chọn các dạng font VNI tương ứng với bảng mã trên bộ gõ.


5. Lưu và in sơ đồ:
 

            Công việc cuối cùng của việc thiết kế sơ đồ là in sản phẩm ra để trình bày cho mọi người biết về ý tưởng thiết kế của mình. Bạn nhấn vào nút xổ xuống của nút in cạnh biểu tượng của chương trình, rồi chọn Print Preview để xem lại toàn bộ bản vẽ. Khi không phát hiện gì sai sót ở sơ đồ thì bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + P > chọn loại máy in > nhấn OK để bắt đầu tiến trình. Nếu chưa kịp hoàn tất sản phẩm thì bạn hãy nhấn vào biểu tượng chiếc đĩa để lưu lại với định dạng DiagramStudio File (*.dsd).


Bùi Thanh Liêm