Điều khiển Ubuntu từ Windows: Truyền file qua giao thức SFTP (phần 2)

10:52, 16/05/2008

XHTTOnline: Hệ điều hành Ubuntu là một trong những bản Linux khá thông dụng. Trên Windows có khá nhiều công cụ hỗ trợ việc điều khiển, quản trị Ubuntu thông qua mạng. Việc sử dụng các công cụ trên hệ điều hành Windows sẽ giúp người quản trị thao tác dễ dàng hơn, hiệu quả hơn mà không cần phải ngồi trực tiếp tại Ubuntu.

Trong bài viết này sẽ hướng dẫn các công cụ kết nối đến Ubuntu để có thể thực hiện các lệnh (telnet/ssh), truyền file đến Ubuntu (sftp), kết nối đến giao diện đồ họa của Ubuntu. Do mỗi công cụ cũng có khá nhiều tính năng và có nhiều khái niệm liên quan đến Linux đến trong bài viết này sẽ hướng dẫn cách thực hiện đơn giản nhất. Các công cụ được giới thiệu:

Xmanager hỗ trợ giao thức XDMCP. Để sử dụng được Xmanager, trên Ubuntu cần phải cấu hình XDMCP. Ubuntu ngầm định sử dụng dùng giao diện đồ họa là GNOME nên cần phải edit file cấu hình /etc/gdm/gdm.conf, tìm mục [xdmcp] và thay giá trị Enable=false thành Enable=true. Có 2 cách để thực hiện như sau: - Trên cừa sổ lệnh của Ubuntu, sử dụng lệnh: sudo gedit /etc/gdm/gdm.conf. Lệnh này sẽ chạy chương trinh gedit để chỉnh sửa file gdm.conf. - Phần mềm thương mại Xmanager Enterprise (phiên bản 3) với các công cụ Xshell, Xftp, Xmanager. Đây là một bộ công cụ đầy đủ và hoàn chỉnh trong việc kết nối đến hệ điều hành Linux, Solaris để điều khiển và quản trị. - Phần mềm miễn phí: Putty, WinSCP, Nomachine NX Free. Mỗi công cụ miễn phí này có những tính năng riêng, nếu tính cả 3 công cụ thì các chức năng chính cũng có thể so sánh được với Xmanager Enterprise. Download Xmanager Enterprise: http://www.netsarang.com/download/main.html WinSCP bản portable: http://portableapps.com/apps/internet/winscp_portable Putty: http://portableapps.com/apps/internet/putty_portable NX Client cho Ubuntu: http://64.34.161.181/download/3.2.0/Legacy/nxclient_3.2.0-10_i386.deb NX Node cho Ubuntu: http://64.34.161.181/download/3.2.0/Legacy/nxnode_3.2.0-6_i386.deb NX Server cho Ubuntu: http://64.34.161.181/download/3.2.0/Legacy/FE/nxserver_3.2.0-8_i386.deb NX Client cho Windows: http://64.34.161.181/download/3.2.0/Windows/nxclient-3.2.0-10.exe 2. Truyền file qua giao thức SFTP Gói phần mềm openssh cũng hỗ trợ giao thức sftp nên có thể dùng các công cụ có hỗ trợ sftp để truyền file giữa Windows và Ubuntu. a. Công cụ Xftp trên Windows Click Start -> Programs -> Xmanager Enterprise -> Xftp để chạy Xftp. Trên giao diện của Xftp, click biểu tượng New (hoặc chọn menu File -> New). Xuất hiện hộp thoại New Session Properties.
Giao diện Xftp – Hộp thoại New Session Properties
Trên hộp thoại New Session Properties, nhập các thông số: - Name: Tên của session Xftp. - Host: IP của Ubuntu. - Protocol: Chọn SFTP. - Port Number: 22 (port ngầm định của SFTP) - Method: Chọn Password. - User Name/Password: Tên/ Mật khẩu người dùng để đăng nhập Ubuntu. Sau khi xác nhận các thông số, click nút OK để kết thúc việc tạo session mới. Xuất hiện hộp thoại Sessions.
Hộp thoại Session của Xftp
Trên hộp thoại Sessions, lựa chọn session cần thiết, sau đó click nút Connect. Khi đó Xftp sẽ kết nối đến Ubuntu có IP trên.
Upload files với Xftp
Sau khi kết nối thành công, để upload file lên Linux, trên case bên trái, chọn các folder, file. Trên menu chuột phải lựa chọn Upload. Để download file từ Ubuntu, chọn file cần thiết, trên menu chuột phải lựa chọn Download. b. WinSCP So với Xftp thì WinSCP có giao diện thân thiện với 2 panel và có nhiều tính năng dạng như Total Commander – chương trình quản lý file quen thuộc trên Windows. Khi chạy WinSCP lần đầu tiên, sẽ xuất hiện hộp thoại New Session của WinSCP Login.
Hộp thoại WinSCP Login – New Session
Trên hộp thoại WinSCP Login, xác nhận các thông số: - Host name: Địa chỉ IP của Ubuntu. - Port number: 22. Giá trị này phụ thuộc vào File Protocol. - User name / Password: Tên/Mật khẩu người dùng để đăng nhập vào Ubuntu. - File Protocol: SFTP. Cổng ngầm định cho giao thức SFTP là 22. Sau khi xác nhận các thông số trên, click nút Save để lưu lại session này. Xuất hiện hộp thoại WinSCP với các session đã được tạo.
Hộp thoại WinSCP Login
Trên hộp thoại WinSCP Login, chú ý đến các nút New, Edit,.. để thêm mới, chỉnh sửa các session. Chọn session cần thiết, sau đó click nút Login để đăng nhập vào Ubuntu. Quá trình kết nối thành công sẽ xuất hiện giao diện chính của WinSCP với 2 panel: Panel bên trái là các ổ đĩa trên máy Windows, panel bên phải là thư mục ngầm định ứng với user trên Ubuntu.
Giao diện WinSCP
WinSCP có các tính năng chính như F4-Edit, F5-Copy, F6-Move, F7-Create Directory,… khá giống Total Commander. Chú ý: - Việc upload, download các file từ Linux sang Windows hoặc ngược lại cũng phụ thuộc vào quyền của tài khoản người dùng đang được sử dụng. Khi sử dụng tài khoản root mới có đầy đủ các quyền. - WinSCP có thể sử dụng để chỉnh sửa các file cấu hình trên Linux khá thuận tiện. Trên panel bên phải của máy Ubuntu, chọn file cần chỉnh sửa, sau đó bấm phím F4. (còn tiếp) Centos5f4vn