Dương Chí Dũng khai: "Có trời đất chứng giám”
Sáng nay 22/4, tại Hà Nội, TAND Tối cao đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, nguyên Chủ tịch HĐQT TCty Hàng hải Việt Nam) tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Dự kiến, phiên tòa sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 22 – 24/4.
- Đan xen vụ “bầu Kiên” và Huyền Như: Phục hồi điều tra Phạm Trung Cang
- Huyền Như khóc và nói gì trước khi Toà nghị án?
- “Siêu lừa” Huyền Như: Bất chấp để có tiền
- Phiên tòa xử vụ 4.000 tỷ đồng của “Siêu lừa” Huyền Như
- Nghi án hối lộ dự án ODA Đường sắt: Yêu cầu JTC cung cấp danh sách
- “Lại quả” 16 tỷ từ Dự án ODA đường sắt?
- Có hay không việc “mật báo” cho Dương Chí Dũng bỏ trốn?
Theo Bản án sơ thẩm số 479/ 2013/HSST ngày 16/12/2013, bị cáo Dương Chí Dũng bị kết án 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái” do có vai trò chủ mưu, có hành vi ký quyết định phê duyệt đầu tư dự án, chỉ đạo cấp dưới lập báo cáo khảo sát ụ nổi 83M không đúng thực tế để hợp thức thủ tục mua, gây thiệt hại gần 367 tỷ đồng. Ngoài ra, thông qua hợp đồng này, bị cáo đã chủ mưu trong vụ tham ô tài sản, thực hiện việc tham ô 1,666 triệu USD, tương đương hơn 28 tỷ đồng, riêng Dũng chiếm hưởng 10 tỷ đồng. Dương Chí Dũng bị kết án tử hình về tội “Tham ô”, tổng hợp hình phạt chung là tử hình.
Ngày đầu của phiên xử
Chủ tọa phiên tòa là ông Nguyễn Văn Sơn, thẩm phán tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội. Có 16 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo, trong đó Dương Chí Dũng có 3 luật sư là Trần Đình Triển, Ngô Ngọc Thủy và Trần Đại Thắng (Đoàn luật sư Hà Nội).
Sau phiên xử sơ thẩm, có 9 trong 10 bị cáo của vụ án này đã đệ đơn kháng án gồm: Dương Chí Dũng kêu oan tội Tham ô và đề nghị xem xét lại tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế; Mai Văn Phúc (nguyên tổng giám đốc Vinalines, án tử hình) kêu oan; Trần Hải Sơn (nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, án 22 năm tù) xin giảm nhẹ hình phạt và mức bồi thường; Trần Hữu Chiều (nguyên phó tổng giám đốc Vinalines, 19 năm) xin giảm hình phạt, miễn trách nhiệm tội tham ô tài sản; Lê Văn Dương (nguyên đăng kiểm viên Chi cục đăng kiểm số 6, Cục Đăng kiểm Việt Nam, 7 năm tù) kêu oan và xem xét tiền bồi thường dân sự; Lê Ngọc Triện (nguyên đội trưởng nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong, án 8 năm) xin giảm hình phạt, giảm bồi thường thiệt hại; Lê Văn Lừng (nguyên cán bộ Chi cục hải quan Vân Phong, 8 năm) xin giảm hình phạt, giảm bồi thường thiệt hại; Mai Văn Khang (nguyên phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Vinalines, 7 năm tù) xin giảm nhẹ hình phạt; Huỳnh Hữu Đức (nguyên phó cục trưởng Chi cục Hải quan Vân Phong kiêm phó chánh văn phòng Cục hải quan Khánh Hòa, án 8 năm) xin giảm hình phạt, giảm bồi thường.
Dương Chí Dũng khá bình thản trong phiên xử sáng nay, 22/4.
Tại phiên tòa này, bà Phạm Thị Mai Phương (vợ Dương Chí Dũng) với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan kháng cáo đề nghị trả lại nguyên trạng 3 căn nhà đã kê biên của gia đình. Còn Phan Thị Thảo, bạn gái của ông Dũng (một người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khác) cũng kháng cáo, cho rằng căn hộ chung cư cao cấp tại 88 Láng Hạ (Hà Nội) kê biên của ông Dũng có một phần tiền của cô góp vào.
Quá trình xét hỏi sáng nay, HĐXX một lần nữa làm rõ vai trò của Dương Chí Dũng tại thời điểm đó là Chủ tịch HĐQT Vinalines đã ký quyết định phê duyệt chủ trương, phê duyệt đầu tư dự án Nhà máy Sửa chữa tàu biển phía Nam, ký quyết định phê duyệt mua ụ nổi 83M, gây thiệt hại hơn 366 tỷ đồng của Nhà nước. Trong đó, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều và Trần Hải Sơn đã tham ô hơn 28 tỷ đồng, riêng Dũng nhận 10 tỷ đồng.
Trả lời HĐXX, với vẻ điềm tĩnh, Dũng thừa nhận một số sai lầm, đã làm trái quy định của Nhà nước, nhưng bị cáo cho rằng mức án tòa sơ thẩm kết luận là chưa phù hợp. Mặc dù bị cáo là Chủ tịch HĐQT, là người đứng đầu và chịu trách nhiệm về các quyết định tại Vinalines. Tuy nhiên, mọi việc đều được sự thống nhất của HĐQT, đều được đưa ra họp tập thể và thống nhất.
Về việc nhận 10 tỷ tiền tham ô, cựu chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam khẳng định: "Có trời đất chứng giám, bị cáo không hề nhận một khoản tiền nào. Trong chiếc vali đó, chỉ có chai rượu chứ không có tiền".
Khi HĐXX hỏi bị cáo Dũng về quá trình chạy trốn, Dũng nói: "Bị cáo trốn là để xem tình hình thế nào rồi mới tính tiếp. Sau khi sang Campuchia, bị cáo bay sang Mỹ nhưng không được nhập cảnh, sau đó bị cáo quay về Campuchia và bị bắt tại đó. Bị cáo thừa nhận hành vi bỏ trốn tại thời điểm đó là hoàn toàn sai trái. Bây giờ bị cáo chỉ muốn khắc phục hậu quả một cách tối đa nhất".
Trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, Cục Thi hành án dân sự TP.Hà Nội cho hay, gia đình bị cáo Dương Chí Dũng đã nộp tại cơ quan này 4,7 tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả trong vụ “đại án” tại Vinalines. Tuy nhiên, tại phiên xét xử phúc thẩm này, Tòa cho biết, chưa nhận được bất cứ tài liệu thể hiện việc bị cáo khắc phục 4,7 tỷ này. Bị cáo Dũng cho biết "có nghe nói đến khoản tiền này nhưng không biết gia đình đã nộp đi đâu".
Cũng liên quan đến số tiền khắc phục 4,7 tỷ đồng, khi tòa hỏi về số tiền 4,7 tỷ đồng đó khắc phục cho tội nào? Cố ý làm trái hay Tham ô? Dương Chí Dũng nói: "Dạ, bị cáo cứ khắc phục chung thế, chứ không cụ thể ở tội nào ạ".
Luật sư Trần Đình Triển: Nhiều bằng chứng thể hiện khoản tiền 1.666 triệu USD vào tay của Trần Hải Sơn
Trước phiên xử phúc thẩm diễn ra, để làm rõ một số tình tiết có liên quan đến khoản 1.666 triệu USD, luật sư Trần Đình Triển đã bay sang Sigapore để gặp và làm việc với ông Goh Hoon Seow, Giám đốc điều hành của Cty Addpower Pte Ltd (Cty AP), là công ty môi giới bán ụ nổi 83M cho Vinalines.
Ngày 21/4 luật sư Triển đã làm việc với Tòa phúc thẩm TAND tối cao để cung cấp thêm một số chứng cứ liên quan mà ông đánh giá là có ý nghĩa rất quan trọng, trong đó có lời khai của ông Goh và “Bản khai tuyên thệ trước pháp luật” ký ngày 16/4/2014 của ông Goh Hoon Seow.
Bản khai tuyên thệ trước pháp luật này được xác nhận bởi văn phòng công chứng ở Singapore, có xác nhận của Viện Pháp luật Singapore về tư cách công chứng viên, có chứng nhận hợp pháp hóa của Lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam ở Singapore.
Trong lời khai của mình, ông Goh cho biết, bản thân ông biết Dương Chí Dũng và các con của ông Dũng trong thời gian họ học tập ở Singapore. Tuy nhiên ông Goh chưa từng liên hệ và trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp với ông Dũng, nguyên Chủ tịch Vinalines và ông Mai Văn Phúc, cựu Tổng GĐ Vinalines về việc bán ụ nổi 83M.
Ngoài ra, khi đàm phán về vến đề ụ nổi giữa ông với ông Trần Hải Sơn (nguyên Tổng GĐ Cty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines) và những người đại diện cho Vinalines đi cùng, ông không hề nói về vấn đề lại quả. Mọi việc trao đổi giữa ông và ông Sơn đều phải thực hiện qua người phiên dịch.
Đối với việc thanh toán tiền ụ nổi 83M, ông Goh khai số tiền 1,666 triệu USD là một phần của khoản thanh toán theo tín dụng thư để trả cho việc chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép, thủ tục hải quan và xuất khẩu liên quan đến ụ nổ 83M. Trước khi thỏa thuận được ký, AP không hề biết Công ty Phú Hà.
Ông Goh khẳng định mình chưa bao giờ yêu cầu ông Sơn mở tài khoản ở Công ty Phú Hà tại Ngân hàng UOB. Cũng không có chuyện trao đổi với ông Dũng, ông Phúc về khoản tiền 1,66 triệu USD. Tên của Công ty Phú Hà xuất hiện lần đầu tiên khi Công ty Global Success thông báo cho AP về tên công ty sẽ nhận khoản tiền thanh toán.
Theo nhận định của luật sư Trần Đình Triển, việc khoản tiền “lót tay” 1.666 triệu USD về Việt Nam là sự thật, nhiều bằng chứng thể hiện khoản tiền đó vào tay của Trần Hải Sơn. Và đường đi của khoản tiền đó như thế nào thì cần tiếp tục làm rõ và những vấn đề liên quan sẽ được luật sư trình bày tại phiên tòa phúc thẩm.
Thanh Trà (tổng hợp)