EMP sẽ khiến toàn bộ NATO tê liệt

13:54, 20/01/2025

Theo Michael Maloof, toàn bộ liên minh quân sự NATO có thể phải bất lực trước đòn tấn công của vũ khí xung điện từ (EMP).

Nhận định được cựu chuyên gia phân tích cấp cao của Lầu Năm Góc, Michael Maloof đưa ra khi nói về sự nguy hiểm từ vũ khí EMP của đối thủ: "Chu kỳ mở rộng về phía đông kéo dài của NATO đã gây ra thảm họa cho an ninh châu Âu và đánh dấu sự khởi đầu cho hồi kết của NATO như chúng ta biết.

Mô phỏng cuộc tấn công của vũ khí EMP Mỹ phát triển.

Việc phóng vũ khí EMP ở độ cao khoảng 200 dặm so với vệ tinh để kích nổ một thiết bị hạt nhân trên quỹ đạo sẽ vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống điện tử của các nước NATO, bao gồm cả Mỹ".

Chuyên gia Mỹ cho biết thêm: "Hãy nhìn xem, chỉ riêng tại Mỹ ở Bờ Đông, 70% dân số Mỹ phụ thuộc vào lưới điện phía Đông. Khoảng 90% tất cả các căn cứ của Mỹ phụ thuộc vào năng lượng từ lưới điện cộng đồng địa phương.

Nếu những hệ thống điện đó bị phá hủy, sẽ không có thông tin liên lạc. Và Mỹ không chuẩn bị cho điều đó".

Cùng với đó, ông Michael Maloof cũng dự đoán rằng những rạn nứt có thể xé nát liên minh.

"NATO có thể sẽ bắt đầu tan rã và chia tách thành nhiều liên minh phòng thủ khu vực hơn trong những năm tới", đồng thời cho rằng nó có thể bắt đầu với các nước Scandinavia (chỉ các nước Bắc Âu) và sau đó lan sang các nước Đông Âu.

Earl Rasmussen, một nhà bình luận quân sự Mỹ đã nói với tờ Izvestia rằng: "Tôi cũng nghĩ rằng Mỹ có thể lo ngại về một loại vũ khí EMP của Nga", nhà quan sát nói, đề cập đến vũ khí xung điện từ có thể phá hủy các thiết bị điện tử của vệ tinh.

"Vũ khí hạt nhân rõ ràng có thể làm được điều đó, nhưng bạn không cần vũ khí hạt nhân. Mỹ thậm chí còn thừa nhận rằng họ không chắc liệu Nga có đang phát triển vũ khí hạt nhân cho không gian vũ trụ hay không, nhưng tôi nghĩ Mỹ lo ngại về EMP", chuyên gia Rasmussen nói.

Ông Rasmussen cũng cho biết bộ máy quân sự của Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào vệ tinh cho các hoạt động của mình.

"Vì vậy, tôi nghĩ có lẽ Mỹ lo ngại về khả năng phòng thủ không tốt của mình để chống lại một số loại vũ khí, thiết bị chống vệ tinh. Đây có thể đó là nguyên nhân khiến Mỹ đưa ra Nghị quyết cấm vũ khí hạt nhân trên không gian hồi năm 2024".

Nhà quan sát nhấn mạnh rằng "phải có lợi" cho Washington khi đưa ra Nghị quyết cấm vũ khí hạt nhân trên không gian, nếu không họ sẽ không đề xuất nó.

Nếu nghị quyết được diễn đạt một cách trung thực và thúc đẩy các đề xuất có lợi cho mọi người, theo Rasmussen, sẽ không có vấn đề gì khi Nga và các nước khác xem xét nó.

Mỹ nhiều lần cáo buộc Nga phát triển siêu vũ khí trên không gian có khả năng làm nghiêng cán cân chiến lược toàn cầu, gần đây nhất là thông qua việc tạo ra công nghệ diệt vệ tinh chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Cùng lúc cáo buộc Nga quân sự hóa không gian, Lầu Năm Góc đã dần dần tăng cường khả năng chiến tranh không gian của mình, chính thức thành lập Lực lượng Không gian như một nhánh riêng của quân đội Mỹ vào năm 2019, thực hiện các bước tăng cường quân sự trên không gian.

Trong đó, các chòm vệ tinh mới và kế hoạch biến không gian thành một miền chiến đấu mới đang được Mỹ thảo luận một cách công khai.

Tháng 12 năm 2023, Trung tướng Thủy quân lục chiến Matthew Glavy nhấn mạnh rằng Mỹ phải "giành được lĩnh vực không gian" để giành chiến thắng trong các cuộc chiến.

Năm 2008, Nga và Trung Quốc đưa ra Hiệp ước ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài vũ trụ (PAROS) - một dự thảo thỏa thuận kiểm soát vũ khí toàn diện nhằm cấm triển khai vũ khí, hệ thống chống vệ tinh và công nghệ tiên tiến khác được sử dụng cho mục đích quân sự trong không gian.

Moscow và Bắc Kinh đã nói đến hiệp ước này nhiều lần trong các cuộc đàm phán với Washington và các đồng minh của họ.

Năm 2021, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã nhấn mạnh rằng: "Các biện pháp ràng buộc về mặt pháp lý, được chấp nhận chung có thể ngăn chặn một cuộc đối đầu quân sự ngoài không gian.

Thế nhưng chính quyền Mỹ đã bác bỏ và coi PAROS như một âm mưu ngoại giao của Nga và Trung Quốc nhằm bằng cách nào đó mang lại cho những nước này lợi thế quân sự' trước Mỹ.