Hà Nội dự trữ diện tích để làm đường sắt dọc Vành đai 4
Nhiệm vụ giải phóng mặt bằng ưu tiên trước hết là phần đường Vành đai 4; giải phóng mặt bằng diện tích dự trữ đường sắt hoặc địa điểm chưa rõ ràng cần xem xét cụ thể trên cơ sở đề xuất của tư vấn.
- Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Điểm tựa cất cánh
- Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô: Điểm tựa cất cánh Bài 2: Động lực phát triển
- Hà Nội: Đề xuất chi 2.000 tỷ đồng xây dựng hầm chui trên đường Vành đai 3
- Hà Nội: Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô có mức đầu tư dự kiến 94.127 tỷ đồng
Tính đến cuối tháng 11/2022, thành phố Hà Nội đã tổ chức cắm mốc giải phóng mặt bằng được gần 40km đường Vành đai 4 trên địa bàn 7 quận, huyện. Cùng đó, Hà Nội đã chỉ đạo các quận, huyện lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư.
Cụ thể, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện phấn đấu bàn giao 70% mặt bằng của tuyến đường trước ngày 30/6/2023 và cơ bản bàn giao phần mặt bằng còn lại trên địa bàn từng quận huyện trước ngày 31/12/2023.
Thành phố Hà Nội dự kiến, trong quý IV/2022, sẽ giải ngân được khoảng 1.759 tỷ đồng cho công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư.
Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố Hà Nội và các tỉnh thành trong khu vực. Hà Nội đang tập trung giải phóng mặt bằng để tuyến đường được khởi công trong năm 2023, hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác trong năm 2027.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, mặc dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc, song thành phố đã chủ động đề ra các biện pháp tháo gỡ. Nhờ đó, các phần việc liên quan đến giải phóng mặt bằng đã và đang được triển khai đồng bộ.
Tuy nhiên, khối lượng công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô rất lớn, trong đó nhiều phần việc khó khăn vẫn còn ở phía trước như di dời mồ mả, trụ sở cơ quan, trường học…
Do đó, Ban chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô xác định giải phóng mặt bằng, tái định cư là khâu "trọng điểm của trọng điểm", phải đi trước.
Nhiệm vụ giải phóng mặt bằng ưu tiên trước hết là phần đường Vành đai 4; giải phóng mặt bằng diện tích dự trữ đường sắt hoặc địa điểm chưa rõ ràng cần xem xét cụ thể trên cơ sở đề xuất của tư vấn.
Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện tập trung cao độ trong thời gian từ nay đến trước 23 tháng Chạp (Âm lịch) tuyên truyền, vận động di dời mồ mả nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng trên địa bàn…
Tuyến đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô dài 112,8km đi qua Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, với tổng mức đầu tư hơn 85 nghìn tỷ đồng. Trong đó, đoạn đường đi qua Hà Nội dài 58,2km, qua Bắc Ninh dài 35,3km, qua Hưng Yên dài 19,3km.
Tổng diện tích đất cần thu hồi để triển khai dự án là 1.341ha. Trong đó, Hà Nội cần thu hồi khoảng 741ha, Bắc Ninh cần khoảng 326ha, Hưng Yên 274ha.
Uyên Thư (T/h)