Hàng triệu người đang bị ảnh hưởng bởi dịch Ebola
Đại dịch Ebola ở châu Phi đã làm tử vong hơn 1000 người, trong khi hàng triệu người khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề do bị cô lập bởi dịch bệnh này.
- 4 dự báo về sự bùng phát của đại dịch Ebola
- Cả thế giới lo lắng dõi theo đại dịch Ebola
- Động đất dồn dập tại Vân Nam Trung Quốc
- Hàng nghìn người thương vong vì động đất ở Trung Quốc
- Động đất mạnh ở Thái Lan, Hà Nội bị rung nhẹ
- Động đất 8,2 tại Chile: 300 tù nhân nữ đã vượt ngục
- Vụ nổ mỏ than ở Thổ Nhĩ Kỳ: Đã có 238 người chết
- Trung Quốc lại nổ mỏ than, 22 người chết
Các nước Tây Phi đang bị cô lập
Cộng đồng quốc tế đang cô lập Tây Phi nhằm ngăn chặn nguy cơ đại dịch Ebola lan rộng, báo Tuổi trẻ đưa tin.
Người dân Tây Phi đang khốn khổ vì đại dịch Ebola.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá, Kenya có khả năng trở thành điểm bùng phát tiếp theo của đại dịch Ebola, vì nước này là một đầu mối giao thông lớn ở châu Phi. Trước đó, Zambia và Bờ Biển Ngà đã đóng cửa biên giới với các nước Tây Phi có dịch. Chính quyền Kenya thông báo đóng cửa biên giới với Guinea, Liberia và Sierra Leone, AFP cho hay.
Hãng hàng không Kenyan Airways cho biết sẽ ngừng các chuyến bay tới Liberia và Sierra Leone. Hàng loạt hãng hàng không khác trên thế giới cũng đã ngừng bay đến Tây Phi, mặc dù WHO đánh giá nguy cơ dịch Ebola lây truyền qua đường hàng không là thấp.
Còn Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) yêu cầu vận động viên từ các nước có dịch không được tham gia các môn bơi lội và đối kháng ở Thế vận hội Thanh niên tại Trung Quốc. Vận động viên các nước Sierra Leone và Nigeria đều đã rút lui.
Hàng triệu người trong vùng dịch đang có nguy cơ bị đói
Theo AP, đại dịch Ebola ở Tây Phi không những đã cướp đi sinh mạng của trên 1000 người mà còn phá hủy các hoạt đông lưu chuyển hàng hóa, buộc Liên Hiệp Quốc (LHQ) phải lên kế hoạch chuyên chở lương thực đến cho một triệu người tây phi đang bị nạn đói đe dọa - trang Một thế giới cho biết.
Những trở ngại này đến từ các biện pháp dập dịch, được quân đội triển khai như cách ly và cô lập các khu vực cũng như nỗi sợ hãi Ebola đang bao trùm các nước Tây Phi, dẫn đến nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm bị ảnh hưởng nặng nề ở ba nước Guinea, Liberia và Sierra Leone.
Những tác động tiêu cực này thể hiện rõ rệt ở thủ đô Conakry của Guinea. Tại Sierra Leone và Liberia, nhiều ngôi chợ đã đóng cửa. Giá gạo và các loại nông sản khác đang tăng cao ở những khu vực mà dịch Ebola đang hoành hành. Trong khi đó, ở một số nơi, người nông dân đã bị cô lập khỏi các cánh đồng và khu vườn của họ.
Theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc (WFP), khoảng một triệu người ở các vùng xa xôi của các nước Tây Phi cần phải được viện trợ lương thực trong vài tháng tới. WFP đang chuẩn bị một chiến dịch cứu trợ khẩn cấp, tổ chức các đoàn xe để đưa thực phẩm đến cho những người nghèo. Hoạt động này có thể sẽ kéo dài khoảng 3 tháng, bởi WHO cảnh báo dịch Ebola có thể bùng phát thêm vài tháng nữa và quy mô của đại dịch lần này có thể đã bị đánh quá thấp so với thực tế.
Việt Nam: Bộ Y tế đang ráo riết phòng chống virus Ebola
Chiều qua (17/8), đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đã thực hiện giám sát công tác phòng chống dịch bệnh Ebola tại cửa khẩu Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, TP.HCM, VietnamPlus đưa tin.
Tình huống giả định được đưa ra là, qua máy đo thân nhiệt từ xa tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, kiểm dịch viên y tế phát hiện một hành khách bị sốt. Ngay lập tức, hành khách này sẽ được mời vào kiểm tra y tế, đưa vào khu vực cách lý để khám sàng lọc.
Sau đó người bệnh được chuyển vào hệ thống khử khuẩn lưu động và được đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để điều trị và cách ly. Trước tình huống giả định này, các đơn vị như Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế, Viện Pasteur thành phố, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, lực lượng y tế cảng vụ cảng hàng không, Công an cửa khẩu, Hải quan…đã có sự phối hợp nhịp nhàng và làm theo đúng quy trình được thống nhất trong Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Theo Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế TP.HCM, từ ngày 11/8, Trung tâm đã tiến hành giám sát thân nhiệt của tất cả các hành khách nhập cảnh bằng 2 máy đo nhiệt độ từ xa tại nhà ga quốc tế đến Tân Sơn Nhất. Đồng thời, Trung tâm thực hiện khai báo y tế đối với hành khách đã đi qua hoặc lưu trú tại 4 quốc gia Tây Phi đang có dịch là Guinea, Liberia, Sierra Leone, Nigieria trong vòng 21 ngày trước đó theo quy định của Bộ Y tế.
Sierra Leone là một trong 4 nước Tây Phi đang phải gồng mình chống lại đại dịch Ebola nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Tại Sierra Leone, hiện có khoảng 20 người Việt đang làm việc tại đây, trong đó có khoảng 5 người làm việc tại nhà hàng, 4 người làm photo lab, còn lại làm việc tại một số dự án nông nghiệp.
Tính đến nay, đã có 1.145 người thiệt mạng bởi virút Ebola.
Thanh Trà (tổng hợp)