Học sinh THCS và THPT được bỏ bài kiểm tra một tiết
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT. Hình thức đánh giá sẽ đa dạng hơn, có hiệu lực từ 11/10, cho thấy nhiều điểm mới, đặc biệt là việc giảm số đầu điểm kiểm tra.
- Học sinh cả nước bước vào khai giảng năm học mới 2020-2021
- Quảng Nam: Miễn 100% học phí trong 4 tháng cho học sinh
- Nhóm học sinh THCS chế tạo "chú cảnh sát giao thông đặc biệt"
- Lộ diện 3 học sinh, sinh viên Việt giành suất sang Mỹ thi thiết kế đồ họa
- Facebook, Google, Microsoft ủng hộ cuộc đấu tranh cho du học sinh tại Mỹ
- VinFast tặng 50.000 pin xe máy điện cho học sinh - chung tay 'kiến tạo tương lai xanh'
- Hơn 11.000 học sinh dự thi Vòng Quốc Gia Violympic 2019-2020 qua mạng
- Học sinh Việt Nam đoạt HCV tại cuộc thi nghiên cứu khoa học quốc tế ISWEEEP 2020.
- Xu hướng máy nghe nhạc năm 2008
Đa dạng các hoạt động đánh giá, xếp loại học sinh
Ông Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết điểm mới đáng chú ý của Thông tư 26 là tất cả các môn học đều có đánh giá bằng nhận xét thay vì chỉ đánh giá bằng nhận xét ở một số môn học như trước đây. Việc đánh giá bằng nhận xét nhằm hiện thực mục tiêu định hướng đánh giá phẩm chất, năng lực, vì sự tiến bộ của học sinh.
Cũng theo ông Hồng, đây là lần đầu tiên hình thức kiểm tra viết được cho phép thực hiện trên máy tính nhằm tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin, qua đó đẩy mạnh hoạt động đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh và đặc biệt phát triển rất tốt năng lực tự học của người học.
Tuy nhiên, hoạt động này chỉ nên thực hiện ở những trường bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị. Do đó, việc áp dụng thông tư cần linh hoạt, không cứng nhắc khi sử dụng phương thức tổ chức bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ trên máy tính.
Theo đó, học sinh sẽ được đánh giá nhiều lần, bằng nhiều hình thức khác nhau và có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân. Từ đó, kết quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽ sát thực với năng lực của các em, giúp hình thành, phát triển được phẩm chất, năng lực cơ bản cần thiết trong cuộc sống.
Ảnh: minh họa
Đáng chú ý, Thông tư 26 không chỉ yêu cầu đánh giá bằng nhận xét chung chung mà quy định cụ thể: đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh trong quá trình học tập.
Không còn điểm kiểm tra 1 tiết
Thông tư số 26 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT, có hiệu lực từ 11/10, cho thấy nhiều điểm mới, đặc biệt là việc giảm số đầu điểm kiểm tra.
Ảnh: minh họa
Với môn học có từ 35 tiết trở xuống mỗi năm, học sinh phải có hai đầu điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên; môn học từ trên 35 đến 70 tiết có 3 đầu điểm và trên 70 tiết có 4 đầu điểm. Trong mỗi học kỳ, một môn học có một điểm kiểm tra giữa kỳ và một điểm cuối kỳ.
Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên được tính hệ số 1, giữa kỳ tính hệ số 2 và cuối kỳ tính hệ số 3. Điểm trung bình môn học kỳ là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, giữa kỳ và cuối kỳ với các hệ số quy định.
Như vậy, so với Thông tư 58 năm 2011, điểm kiểm tra một tiết đã được loại bỏ, số đầu điểm ở từng môn vì thế giảm. Môn nhiều nhất chỉ có 6 đầu điểm.
Tăng cường khen thưởng toàn diện hoặc theo lĩnh vực
Một trong những điểm mới đáng chú ý của Thông tư 26 là việc tăng cường khen thưởng toàn diện hoặc theo lĩnh vực nhằm khích lệ, động viên học sinh học tập và rèn luyện. Theo đó, ngoài danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến như hiện hành, còn có thêm danh hiệu học sinh đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện.
Điều kiện để được công nhận học sinh giỏi cũng mở rộng khi đưa môn Ngoại ngữ vào vị trí tương xứng với môn Toán, Ngữ văn nhằm đẩy mạnh việc phát triển năng lực ngoại ngữ cho học sinh phổ thông.
Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 11/10/2020.
Hoàng Dung (T/h)