Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khoá XIII
Nghị quyết Trung ương 8 khoá XIII nhấn mạnh quan điểm xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện là đầu tư cho xây dựng, bồi đắp "nguyên khí quốc gia".
- Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị Trung ương 8 khoá XIII
- Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hơn 1,44 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8
Ngày 25/12, Đảng bộ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 8 khoá XIII.
Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các Hội, ngành, đơn vị thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).
Toàn cảnh Hội nghị.
PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương trực tiếp báo cáo, thông tin, truyền tải nội dung Nghị quyết.
Tại hội nghị, đại biểu tham dự đã được nghe quán triệt Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về kinh tế - xã hội năm 2023 - 2024; Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc...
PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương đã quán triệt Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.
PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.
Nghị quyết nhấn mạnh quan điểm xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh toàn diện là đầu tư cho xây dựng, bồi đắp "nguyên khí quốc gia" và phát triển bền vững; là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và xã hội. Chú trọng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam cả trong và ngoài nước, có cơ chế, chính sách đột phá thu hút, trọng dụng trí thức, đặc biệt là trí thức tinh hoa, chuyên gia đầu ngành và nhân tài của đất nước; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lớp trí thức trẻ, kế cận…
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ trí thức; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngọ và tôn vinh trí thức, trọng dụng nhân tài; tăng cường quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đối với đội ngũ trí thức; tăng cường nguồn lực xây dựng đội ngũ trí thức chủ động, tích cực hội nhập quốc tế; phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động các hội trí thức...
Tại hội nghị, PGS.TS Vũ Văn Phúc cũng đã quán triệt các Nghị quyết phát triển kinh tế, xã hội.
Trong đó, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2030 xây dựng hệ thống chính sách xã hội theo hướng bền vững, tiến bộ và công bằng, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; tạo cơ hội cho nhân dân, nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là về y tế, giáo dục, nhà ở, thông tin. Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hội nhập quốc tế gắn với việc làm bền vững; nâng cao chất lượng quản lý, phát triển xã hội gắn với bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Đồng chí Phạm Quang Thao, Bí thư Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Tổng kết Hội nghị, đồng chí Phạm Quang Thao, Bí thư Đảng ủy Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhấn mạnh: "Vai trò của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ rất quan trọng, được Trung ương nhìn nhận và đánh giá rất cao, nhất là Nghị quyết 45 khi nêu thẳng thẳng nhiệm vụ, vai trò cả Liên hiệp Hội Việt Nam. Các nội dung của Nghị quyết đều liên quan đến đội ngũ trí thức khoa học công nghệ, do đó chúng ta phải nỗ lực và cống hiến hơn nữa. Thực sự đưa Nghị quyết vào trong cuộc sống và hiệu quả".
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường