Hợp tác nghiên cứu các dịch vụ kết nối từ các trạm hạ tầng cao không
Airbus hợp tác với các tập đoàn mạnh để xây dựng các dịch vụ kết nối không dây toàn cầu trong tương lai kết hợp vệ tinh và Trạm hạ tầng cao không (HAPS).
- Kết nối một cửa quốc gia 100% thủ tục hành chính nông nghiệp
- Gần 500 doanh nghiệp kho, bãi, cảng đã kết nối VASSCM
- Viettel chính thức cung cấp giải pháp kết nối cho ô tô
- Kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ nông sản thực phẩm dịp Tết Nguyên đán 2022
- Khởi công Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc
Đại diện Tập đoàn Airbus tại Việt Nam mới đây cho biết, Airbus, Nippon Telegraph and Telephone Corporation (NTT - một trong 5 nhà cung cấp các giải pháp kinh doanh và công nghệ hàng đầu trên thế giới), NTT DOCOMO (nhà mạng di động hàng đầu Nhật Bản) và Tập đoàn SKY Perfect JSAT (công ty hàng đầu trong lĩnh vực phát thanh truyền hình và truyền thông) thông báo bắt đầu nghiên cứu tính khả thi của việc hợp tác triển khai các dịch vụ kết nối dựa trên các Trạm hạ tầng cao không (High-Altitude Platform Station - HAPS) như một phần của hệ sinh thái kết nối không dây dựa trên công nghệ không gian trong tương lai.
Được ra mắt cùng với biên bản ghi nhớ (MOU) được ký kết giữa các bên, nghiên cứu nhằm xác định các yêu cầu triển khai sớm của mạng thông tin dựa trên HAPS. Sự hợp tác giữa các công ty sẽ xem xét việc sử dụng Airbus Zephyr, hệ thống máy bay không người lái (UAS) hàng đầu thế giới chạy bằng năng lượng mặt trời và có cánh cố định hoạt động ở tầng bình lưu, và các mạng liên lạc không dây của NTT, DOCOMO và SKY Perfect JSAT để kiểm tra kết nối HAPS, xác định thực tế ứng dụng, phát triển các công nghệ cần thiết và cuối cùng là khởi chạy các dịch vụ băng thông rộng không dây dựa trên công nghệ không gian.
Trong một nỗ lực toàn cầu nhằm thúc đẩy 5G và cuối cùng là giới thiệu 6G, các sáng kiến đang được thực hiện để mở rộng phạm vi phủ sóng trên toàn thế giới, bao gồm cả trên đại dương và trên không, cũng như ở các khu vực xa xôi và khó tiếp cận. Các sáng kiến trên sẽ bao gồm HAPS bay trong tầng bình lưu cách mặt đất khoảng 20 km và các công nghệ mạng phi mặt đất (NTN) sử dụng vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh (GEO) và vệ tinh quỹ đạo trái đất thấp (LEO).
Các mạng HAPS được xem là một giải pháp tương đối khả thi cho kết nối hàng không và đường biển, đồng thời là một nền tảng hiệu quả để triển khai các biện pháp đối phó với thảm họa kết hợp với nhiều ứng dụng công nghiệp. Việc cung cấp các dịch vụ mạng truy cập vô tuyến dựa trên công nghệ không gian sử dụng công nghệ NTN, được gọi chung là Space RAN (mạng truy cập vô tuyến), dự kiến sẽ hỗ trợ thông tin liên lạc di động trên toàn thế giới với phạm vi phủ sóng cực rộng và cải thiện khả năng chống chịu thiên tai cũng như nâng cao dịch vụ 5G và 6G.
Ngoài ra, các nền tảng HAPS cũng có thể kết nối với cổng mạng mặt đất gần nhất và mở rộng phạm vi tiếp cận trực tiếp của các dịch vụ di động hiện có đến các thiết bị của người dùng cuối, cung cấp các tùy chọn dịch vụ bao gồm kết nối ở nông thôn, kết nối khẩn cấp và kết nối trong lĩnh vực hàng hải.
Với việc ký kết iên bản ghi nhớ, 4 công ty sẽ thảo luận và xác định những tiến trình phát triển cần thiết để khai mở các dịch vụ kết nối dựa trên HAPS trong tương lai, vận động hành lang để tiêu chuẩn hóa và thể chế hóa các hoạt động HAPS và khám phá các mô hình kinh doanh để thương mại hóa dịch vụ HAPS.
Các chủ đề nghiên cứu cụ thể sẽ bao gồm khả năng ứng dụng của HAPS trong việc kết nối di động trên mặt đất và backhaul trạm gốc (là một đường dây cố định hỗ trợ truyền thông tin tốc độ cao), hiệu suất của các dải tần khác nhau trong hệ thống HAPS, các cân nhắc công nghệ để liên kết HAPS với vệ tinh và trạm gốc mặt đất, và thiết lập một hệ thống hợp tác để thử nghiệm một mạng thông tin kết hợp công nghệ NTN, vệ tinh và HAPS.
Theo/congthuong.vn