Khám phá Windows Essentials 2012

03:11, 01/10/2012

Sau sự thành công của Windows Live Essentials 2011 thì vào tháng 08 vừa qua, hãng Microsoft đã trình làng phiên bản 2012 của bộ công cụ trên và đổi tên thành Windows Essentials 2012 (bỏ chữ Live). Phiên bản này hoạt động ổn định hơn và nâng cao những tính năng sẵn có, nhờ vậy Windows Essentials 2012 sẽ trở nên thật sự mạnh mẽ.

Nếu đã cài đặt Windows Live trước đó, thì trong lần cập nhật này, chương trình sẽ yêu cầu bạn chọn các công cụ mới cần cài thêm và cho phép nâng cấp các công cụ sẵn có. Trong đó, có 2 công cụ mới (so với phiên bản 2010 về trước) là: Windows Live Family SafetyMicrosoft SkyDrive (ở phiên bản Windows Live Essentials 2011, tính năng này có tên là Windows Live Mesh).

Windows Essentials 2012 (WE2012) phiên bản cài đặt không cần kết nối Internet được cung cấp tại đây (dung lượng: 131,3MB).

Lựa chọn ứng dụng cần cài đặt trong WE2012.

Sau khi hoàn thành cài đặt, bạn truy cập và Start > All Programs > Windows Live để xem và kích hoạt sử dụng các ứng dụng trong bộ công cụ. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn khám phá 2 công cụ mới nhất như đã giới thiệu và hướng dẫn sử dụng một công cụ được đánh giá khá hay đó là Windows Live Writer.

Windows Live Family Safety (WLFS): Quản lí các hoạt động trên máy tính

Công cụ này sẽ là trợ thủ đắc lực cho các vị phụ huynh giám sát hoạt động của con em mình khá hiệu quả. Sau khi kích hoạt công cụ, bạn sẽ được yêu cầu đăng nhập bằng tài khoản Windows Live (dạng @hotmail.com hoặc @msn.com). Sau khi đăng nhập thành công, WLFS sẽ liệt kê các tài khoản đang có trên máy tính, bạn đánh dấu vào các tài khoản muốn giám sát hoạt động > nhấn Save. Ngay lập tức, một cửa sổ hiện ra cho bạn thấy tình trạng bị quản lí của các tài khoản.

WLFS quản lí các hoạt động chính là chặn truy cập trang web (Block adult sites) và báo cáo lịch sử hoạt động của tài khoản (Activity reporting), giới hạn thời gian sử dụng (Time limits), thiết lập các trò chơi và chương trình được phép sử dụng, Game restrictionsProgram Restrictions. Tuy nhiên, trên cửa sổ chương trình chỉ thể hiện cho bạn thấy tình trạng của của Block adult sites Activity reporting. Để thiết lập thêm các tính năng còn lại thì bạn nhấn vào dòng familysafety.live.com ở dưới giao diện. Khi đó, trình duyệt web sẽ hiện ra trang quản lí của bạn.

Lưu ý: bạn phải truy cập địa chỉ trên bằng Internet Explorer và nếu có yêu cầu đăng nhập thì bạn cần khai báo đúng với tài khoản đã nhập lúc mới kích hoạt WLFS.

Các thiết lập bạn có thể thực hiện như sau:

Chọn tài khoản cần quản lý.

Thẻ Web filtering (chặn truy cập web): Bạn đánh dấu vào Turn on hoặc Turn off web filtering để kích hoạc hoặc vô hiệu hóa tình năng này. Nếu đã chọn Turn on web filtering, bạn chọn tiếp mức độ quản lí tính năng này là Allow list only (chỉ cho phép các trang web trong danh sách chỉ định), Child-friendly (chỉ cho phép các trang web dành cho trẻ em), General interest (cho phép truy cập đến cả những trang dành cho thanh thiếu niên), Online communication (cho phép truy cập thêm những trang mạng xã hội ảo và giải trí lành mạnh), Warn on adult (cho phép truy cập tất cả các trang web và hiện cảnh báo với những trang web xấu). Cuối cùng, chọn Save khi xuất hiện yêu cầu Save your changes.

Bộ lọc website khi truy cập Internet.

Thẻ Filtering lists (danh sách các trang web bị chặn hoặc được phép truy cập): Bạn nhập địa chỉ trang web vào ô http:// > nhấn Allow để cho phép truy cập hoặc Block để chặn truy cập. Tại ô sau đó, bạn chọn for this people only (chỉ hiệu lực với tài khoản đang chọn) hoặc for everyone people (hiệu lực với mọi tài khoản). Sau này, để loại một trang web đã nhập khỏi danh sách quản lí thì bạn đánh dấu và Remove phía sau tên trang web. Xong, nhấn Save để lưu lại.

Nhập địa chỉ website cấm truy cập/cho phép truy cập.

Thẻ Activity reporting (báo cáo hoạt động): Bạn chỉ cần chọn khoảng thời gian cần theo dõi tại ô Dates > nhấn Show activity. Các hoạt động mà chương trình kiểm soát được chia ra 3 nhóm chính: Web activity (trang web đã truy cập), Other Internet activity (các hoạt động khác trên môi trường Internet), Computer activity (các hoạt động trên máy tính).

Xem lại lịch sử hoạt động của tài khoản.

Thẻ Time limits
(giới hạn thời gian sử dụng): Mặc định tính năng này không có hiệu lực. Để kích hoạt tính năng, bạn nhấn vào Turn on time limits. Nhìn xuống dưới, bạn sẽ thấy một bảng có cột là các ngày trong tuần, từ chủ nhật đến thứ hai, hàng là các mốc thời gian trong ngày cách đều nhau 1 giờ. Bạn nhấn vào từng ô hoặc kéo chuột để chọn những khoảng thời gian không cho tài khoản hiện tại được phép sử dụng máy tính > nhấn Save.

Lưu ý: Nếu máy tính sử dụng Windows 8 thì bạn còn có thể chọn ½ mỗi ô tương ứng với 30 phút.

Thiết lập thời gian được phép sử dụng Internet.

Thẻ Game restrictions: Ở thẻ này, danh mục các trò chơi đã được phân ra thành nhiều nhóm phù hợp với những độ tuổi khác nhau, bạn chọn Turn on game restrictions > kéo thanh trượt để tùy chỉnh mức nhóm trò chơi > nhấn Save.

Thiết lập quyền chơi game.

Thẻ Program restrictions: Tại đây, tất cả các ứng dụng đang cài trong máy sẽ được chương trình cập nhật trong trong danh sách Choose which programs to block for [tên_tài_khoản]. Bạn có thể đánh dấu chọn trước một số ứng dụng để không cho tài khoản hiện tại được phép sử dụng. Xong, nhấn Save.

Chọn ứng dụng không được phép sử dụng.

Microsoft SkyDrive (MSD): Đồng bộ hóa dữ liệu trên máy và SkyDrive

MSD giúp bạn luôn giữ được an toàn dữ liệu và thông suốt công việc ở bất kì đâu nếu có đường truyền Internet. Sau khi kích hoạt MSD, bạn chọn Get Started > đăng nhập bằng tài khoản Windows Live > lựa chọn thư mục trên máy tính mà bạn muốn đồng bộ cùng “đám mây” SkyDrive.

Đồng bộ giữ liệu giữa máy tính với “đám mây” SkyDrive.

Sau này, bạn chỉ cần truy cập vào địa chỉ https://devices.live.com/Devices/SkyDriveSyncedStorage bằng trình duyệt bất kì để dùng lại dữ liệu đã được đồng bộ.

Windows Live Writer (WLW): Đăng bài lên blog nhanh chóng

Nếu bạn đã từng gặp trở ngại khi tốn quá nhiều thời gian cho việc viết blog với định dạng và chèn ảnh thì giờ đây WLW sẽ giúp bạn cập nhật bài viết mới cho blog chỉ với vài nhấp chuột.

Cài đặt blog sẽ được cập nhật bài: Trong lần khởi động đầu tiên, sẽ xuất hiện hộp thoại yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết về trang blog bạn đang sở hữu, gồm: Web address of your blog (địa chỉ trang blog của bạn), User name (tên tài khoản), Password (mật mã). Nếu blog có nhiều tài khoản truy cập cập thì bạn phải khai báo tài khoản có quyền đăng bài, đăng ảnh và sửa bài. Sau đó, nhấn Next. Đợi WLW kết nối tới blog thành công, bạn sẽ thấy tên blog ở ô Blog nickname. Nếu thông tin đã chính xác thì bạn nhấn Finish để xác nhận và trở lại giao diện chính của WLW. Nếu cần cài đặt thêm những blog khác thì bạn nhấn vào tên blog đang sử dụng trên thanh công cụ, rồi chọn Add blog account…, và tiến hành khai báo như trên.

Khai báo tài khoản Blog.

Cập nhật bài viết mới cho blog: Giao diện chính của WLW sẽ hiện ra với khung soạn thảo tương tự trên Microsoft Office Word, bạn chỉ việc soạn thảo nội dung của bài viết lên đây. Thao tác định dạng chữ, chèn ảnh đều được thực hiện trên giao diện trực quan của WLW. Phía trên khung nhập liệu có ô Enter the post title giúp bạn đặt tiêu đề cho bài viết. Soạn thảo xong, bạn nhấn vào biểu tượng Publish để đăng bài lên blog đã chọn. Sau khi hoàn thành, WLW sẽ tự động mở trình duyệt chỉ đến blog cho bạn xem bài viết vừa được cập nhật ngay tức thời. Bài viết hiện ra sẽ có định dạng y hệt khi bạn soạn thảo trên WLW, ảnh minh họa cũng được hiện rõ ràng và được lưu trong kho dữ liệu của blog.

Giao diện nhập liệu nội dung bài viết.

Sửa, xóa các bài viết đã đăng: Ngoài ra, bạn còn có thể sửa lại các bài đã đăng trước đó, các bài viết này có thể đã được đăng bằng WLW hoặc trực tiếp từ trình duyệt. Đầu tiên, bạn nhấn chuột trái vào biểu tượng Live Writer trên góc trái màn hình > chọn Open. Vùng bên trái cửa sổ mới hiện ra sẽ hiển thị các bài viết và được phân loại thành: Draft (bản nháp của các bài viết bạn đang soạn dở dang từ WLW), Recently posted (những bài đã đăng từ WLW trong thời gian gần đây) và nhóm có tên blog của bạn là nơi chứa tất cả các bài viết có trên blog. Mặc định, công cụ chỉ hiển thị 50 bài viết mới nhất cho mỗi nhóm, để tăng con số này lên thì bạn chọn con số tương ứng ở thẻ Show; chọn All để hiển thị tất tần tật mọi thứ. Để xóa bài khỏi blog, bạn chọn bài trong danh sách, rồi chọn Delete. Để sửa chữa bài, bạn chọn vào bài viết, rồi nhấn OK. Lúc này, giao diện chính của WLW sẽ lại hiện ra với nội dung của bài viết đã chọn, bạn chỉ việc chỉnh sữa tùy ý, rồi nhấn vào nút Publish.

Xem lại các bài viết cũ.

Ngoài ra, bộ công cụ WE2012 này còn có nhiều công cụ khác cũng hay không kém, chẳng hạn Windows Live Messenger, Windows Live Gallary, Windows Live Movie Maker, Windows Live Mail.

PHẠM LÝ THÀNH
TIN LIÊN QUAN