Nhà điều tra Mỹ: Nên sửa đổi, nâng cấp hệ thống điều khiển bay của Boeing 777
Các nhà điều tra Mỹ đề xuất xem xét lại hệ thống điều khiển máy bay sau vụ tại nạn của hãng Asiana xảy ra hồi tháng Bảy năm ngoái.
- Thông tin mới nhất về vụ tìm kiếm chiếc máy bay MH370
- Tai nạn máy bay ở Lào: Duy nhất 1 nữ y tá sống sót
- Máy bay chở Bộ trưởng Quốc phòng Lào bị rơi
- Tai nạn máy bay ở Lào: Duy nhất 1 nữ y tá sống sót
- Tìm kiếm máy bay MH370 bước vào giai đoạn mới
- Boeing 777 mất tích: Nhiều người ở bờ Tây Malaysia nghe thấy tiếng ồn lớn
- Vụ Boeing 777 mất tích: Hé lộ thêm nhiều “manh mối”
- Diễn tiến mới về vụ chiếc Boeing 777 bị mất tích: Nó đã nổ tung trên không?
- Tìm hiểu về một số công nghệ Pin
Hôm thứ Ba ngày 24/6, các nhà điều tra Mỹ cho biết công ty Boeing Co nên xem xét sửa đổi, nâng cấp hệ thống điều khiển bay của chiếc máy bay 777, đề xuất được đưa ra sau cuộc điều tra về việc chiếc máy bay của hãng Asiana Airlines gặp tai nạn tại San Francisco tháng Bảy năm ngoái, làm thiệt mạng 3 người và hơn 180 người bị thương.
Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB) phát hiện 30 vấn đề sau một cuộc điều tra kéo dài 11 tháng về vụ tai nạn ngày 6/7/2013, và thực hiện hơn hai chục kiến nghị lên Cục quản lý hàng không liên bang, hãng hàng không có trụ sở tại Seoul, Boeing, nhân viên cứu hỏa thành phố San Francisco và các quận.
Theo thông tin từ NTSB, họ không tìm thấy bất kì lỗi phát sinh nào từ hệ thống tự động tăng tốc, hệ thống kiểm soát chuyến bay hay hệ thống cảnh báo. Các phi công cho biết có 20 đến 30 lỗi trong 14 dặm cuối trước khi tiếp đất, NTSB cho rằng chính sự “quản lý yếu kém” của các phi công là nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn. Các phi công mặc dù rất có kinh nghiệm, đã không hiểu chính xác thế nào là chức năng tăng ga tự động và chức năng đó không thể duy trì tốc độ khí tối thiểu trong mọi trường hợp.
Chính sự phức tạp của chức năng đó kèm thêm việc tài liệu huấn luyện bay đã không mô tả cụ thể cách thức điều khiển đã góp phần gây nên vụ tai nạn của hãng hàng không Asiana Airlines chuyến bay 214.
“Việc tự động hóa thực hiện như đã được lập trình, nhưng các phi công không hiểu rõ chức năng tự động này có thể làm gì và không thể làm gì”, Chủ tịch NTSB ông Christopher Hart cho biết. “Chức năng không thể tự lập trình, việc đó phải được kết hợp giữa chức năng được lập trình sẵn với hiểu biết của phi công về việc chức năng sẽ hoạt động như thế nào”
Bộ phận đào tạo của hãng có thể đã không chuẩn bị đầy đủ cho phi công phụ, người có trách nhiệm giám sát cơ trưởng khi thực hiện cú hạ cánh đầu tiên tại sân bay trên chiếc Boeing 777. Cả phi đoàn mệt mỏi cũng là một vấn đề, các nhà điều tra của NTSB cho biết.
Hội đồng điều tra đề xuất Boeing nên phát triển thêm và xem xét thay đổi một số điểm trong hệ thống điều khiển để đảm bảo “trạng thái năng lượng” – là sự kết hợp giữa tốc độ, độ cao, lực đẩy và các yếu tố khác – “để duy trì cân bằng hoặc cao hơn mức tối thiểu… cho bất kì phần nào của máy bay”.
Hội đồng cũng cho biết, Boeing và Asiana cần rà soát lại nội dung huấn luyện bay với nội dung được diễn giải rõ ràng, kỹ càng hơn đặc biệt các chức năng tự động tăng tốc.
Các nhà điều tra kêu gọi Cục hàng không liên bang (FAA) xem lại chứng nhận đặc biệt về cách thức điều khiển tốc độ khí tự động của chiếc 777 từ đó sử dụng chúng để giúp việc điều khiển hiện tại và tương lai được trực quan hơn. Chức năng tự động tăng tốc giúp giảm thiểu tình trạng máy bay rơi vào trạng thái tốc độ thấp, và sẽ tự động kích hoạt chế độ “wake up” ngay cả khi đã tắt để máy bay trở về đúng tốc độ. Nhưng khi để ở chế độ “hold”, hệ thống đòi hỏi phải có phi công để điều khiển tốc độ, và sẽ không ngăn được việc tốc độ rơi dưới ngưỡng cần thiết để duy trì độ cao an toàn. Hệ thống của máy bay Asiana đã ở chế độ “hold” và các phi công đều không nhận ra mối nguy hiểm đó, NTSB cho biết.
Roger Cox, điều tra viên an toàn hàng không cấp cao của NTSB cho hay, chế độ “wake up” nếu được thiết kế để xuất hiện trong chế độ “hold”, ga tự động nếu được tăng lên 20 giây trước khi va chạm có thể ngăn chặn được vụ tai nạn.
Asiana cho biết NTSB đã “đúng khi nhận ra nhiều yếu tố góp phần gây nên vụ tai nạn, bao gồm cả sự phức tạp của ga tự động và hệ thống lái tự động được mô tả đầy đủ trong tài liệu đào tạo cũng như trong cuốn hướng dẫn hoạt động của Boeing. Các kiến nghị của cơ quan này có thể giúp đảm bảo việc một sự cố tương tự không xảy ra nữa”.
Hãng hàng không cũng cho biết họ đã thực hiện bốn khuyến nghị đào tạo do NTSB đề xuất cho các hoạt động của mình và đã tăng cường chất lượng các khóa đào tạo và giữ an toàn chuyến bay.
Boeing nói, họ “mặc dù rất tôn trọng nhưng vẫn không đồng ý” với kết luận của NTSB cho rằng hệ thống tự động trên chiếc Boeing 777 đã góp phần gây nên vụ tai nạn. Ông Doug Alder , phát ngôn viên của hãng phát biểu “Chúng tôi không tin kết luận trên dựa trên các bằng chứng cụ thể nào. Chúng tôi xin lưu ý rằng, chiếc 777 đã lập một kỷ lục phi thường về an toàn – kỷ lục được ghi nhận trong suốt nhiều thập kỷ vận hành an toàn của nó”. Chiếc Boeing 777 là máy bay tầm xa, thân rộng, chưa từng xảy ra tai nạn chết người kể từ khi được giới thiệu từ năm 1995.
Boeing cho biết, hệ thống tự động bay của chiếc 777 đã bay hơn 200 triệu giờ tính trên nhiều model và đã thực hiện hơn 55 triệu lượt hạ cánh an toàn. Boeing sẽ xem xét kỹ lưỡng đề xuất của hội đồng điều tra nhưng họ cũng cho biết, bất kỳ thay đổi nào về hệ thống được đề xuất cũng cần được cân nhắc và “phải tính đến những hậu quả ngoài ý muốn có thể xảy ra”.
NTSB cũng bày tỏ quan ngại rằng nhân viên cứu hỏa chưa được đào tạo đầy đủ. Việc cứu hỏa máy bay đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn riêng, và các nhân viên chữa cháy thành phố - đơn vị đã tiếp cận hiện trường – không có kinh nghiệm chữa cháy tại sân bay.
Đơn vị ứng cứu khẩn cấp đã sơ tán hơn 300 người trong vòng 90 phút, tính cả 192 người được đưa đến bệnh viện địa phương. Nhưng đơn vị ứng cứu đã không nhận ra việc một hành khách 16 tuổi, Ye Men Yuan đã thiệt mạng do bị hai chiếc xe cứu hỏa cán qua trong vòng nửa giờ sau tai nạn.
Thanh Hòa